5 sai lầm tai hại khi cho con ăn dặm

Trong hành trình cho con ăn dặm, các mẹ thường truyền tai nhau nhiều kinh nghiệm để con mau lớn. Tuy nhiên, những “bí kíp” ấy vô tình lại là thủ phạm chính gây tổn thương hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Các mẹ cùng điểm mặt lại những sai lầm thường gặp này nhé !

6 kinh nghiệm xương máu mẹ PHẢI BIẾT  khi cho con ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm đúng cách lần đầu tiên từ 5 đến 6 tháng tuổi

Trẻ biếng ăn – Dùng men tiêu hóa hoặc cốm, sirô ăn ngon có tốt không?

1. Cho con ăn cháo ăn liền

Món cháo ăn liền rất tiện lợi, nhanh chóng trong chế biến nên nhiều mẹ bận rộn thường sử dụng cho con trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, đây là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã biến đổi, không còn nguyên chất. Vì vậy, chắc chắn cháo ăn liền không phải là một sự lựa chọn ưu tiên cho các bé khi hệ tiêu hóa còn vô cùng non yếu.

2. Chỉ cho con ăn thức xay nhuyễn

Trẻ 6 tháng tuổi thường đang phát triển các chức năng của cơ miệng, cơ hàm nên cần được làm quen với thức ăn thô, những miếng, khúc, mẩu thức ăn cắt nhỏ. Cho con ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài sẽ khiến bé không có bản năng nhai, cắn thức ăn, làm chậm lại sự phát triển của bé, lâu dần gây biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn.

men vi sinh cho bé biếng ăn

Hỗ trợ tiêu hóa cho bé biếng ăn

3. Bỏ qua triệu chứng táo bón và nổi mẩn

Trẻ mới tập ăn dặm hay bị táo bón hoặc nổi mẩn vì hệ tiêu hóa chưa kịp “làm quen” với thức ăn mới. Hãy xem lại thực đơn của trẻ và chọn lại những thực phẩm bé dễ tiêu hóa hơn, nên bổ sung thức ăn giàu vitamin A, sắt , axit béo, đặc biệt là thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé (như sữa chua).

4. Ép con ăn quá nhiều

Ở độ tuổi tập ăn này, trẻ nhỏ là người hiểu rõ nhất nhu cầu ăn uống của chúng. Trẻ biết khi nào chúng đói, khi nào chúng no. Chúng biết loại thực phẩm nào không phù hợp với chúng hoặc khi nào chúng không ưa mùi vị hay kết cấu của món ăn. Vì thế, bắt ép trẻ ăn hết bát bột đầy hay gặm sạch chỗ rau quả mẹ đã cắt cho trẻ là biện pháp phản khoa học, không hiệu quả. Nên nhớ là trẻ đang ở thời kì “ăn dặm”, tức là thức ăn chỉ là thành phần “thêm” vào, còn sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ. Do đó, đừng quá lo lắng về vấn đề liều lượng thức ăn dặm bé hấp thụ được.

5. Cho con ăn dặm quá sớm

Thông thường, hệ tiêu hóa của em bé sẽ bắt đầu sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở một số bé, điều này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, quan trọng là bố mẹ phải dựa vào những dấu hiệu cho việc sẵn sàng ăn thức ăn ngoài sữa của con.

bé biếng ăn do tâm lý

Trẻ không hào hứng trước mỗi bữa ăn chính

Một số dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm: có thể ngồi dậy mà không cần trợ giúp, thích thú với thế giới xung quanh, mở miệng khi nhìn thấy thức ăn. Nếu trẻ bị táo bón hoặc gặp một số phản ứng khác, có thể trẻ chưa sẵn sàng với thức ăn dặm. Lúc này, bố mẹ nên ngừng lại, kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của con phát triển hoàn thiện hơn rồi mới cho con tập ăn sau. Cho bé ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng lên rất cao.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc