6 kinh nghiệm xương máu mẹ PHẢI BIẾT  khi cho con ăn dặm

 

Ăn dặm là bước ngoặt vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé, không những cung cấp dinh dưỡng cho một giai đoạn phát triển, nó còn tạo lập thói quen cho cả quá trình dinh dưỡng cho trẻ ở các giai đoạn sau. Các mẹ hãy cùng lắng nghe những kinh nghiệm xương máu của mẹ Bông để tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình để con có một giai đoạn ăn dặm hoàn hảo các mẹ nhé!

Hồi bé Bông chưa mọc răng, vẫn còn đang bú mẹ hoàn toàn, mình đã nôn nóng mong đến ngày con có thể ăn dặm.Đọc những bài báo viết về các mẹ sở hữu kho công thức ăn dặm ngon, phong phú, con ăn ngoan và lớn nhanh, nhìn thực đơn hàng ngày cho bé mà các mẹ thiết kế bữa nào cũng be bé xinh xinh mà nhiều màu sắc hấp dẫn, mình thích mê mẩn, chỉ sốt ruột chờ ngày được thực hành cho Bông yêu quý.

Đến khi con bước sang tháng thứ 6, đã có thể bắt đầu ăn dặm, mình mới nhận ra là chuyện cho con ăn không đơn giản như mình tưởng. Không ít lần mình phải lo sốt vó khi nấu cháo mà con không chịu ăn, hoặc con ăn mà không thấy tăng cân, rồi chuyện con nôn trớ, táo bón,…
Sau những lần “nhớ đời” ấy, cộng thêm học hỏi tài liệu sách báo, kinh nghiệm của mọi người, mẹ Bông rút ra được kha khá bài học “xương máu”, xin chia sẻ với các mẹ những sai lầm cần tránh dưới đây:

Không mua ghế tập ăn cho con

Hồi đầu , mình chỉ chăm chăm lo chuyện mua thực phẩm ở đâu, nấu món gì cho con mà quên mất đầu tư bộ bàn ghế riêng để con ngồi ăn.
Những ngày tay ôm bát bột chạy theo con khắp nhà, gào thét có, nịnh nọt có, thực sự cả mẹ lẫn con đều mệt. Từ khi mình mua bàn ghế ăn riêng về cho con , thái độ của Bông khác hẳn, ngoan ngoãn, chịu ăn hơn, vừa khỏe con, vừa nhàn mẹ.

20141020-huong-dan-mua-ghe-an-dam-cho-be-3

Kinh nghiệm xương máu mẹ PHẢI BIẾT  khi cho con ăn dặm

Bỏ ăn cái, chỉ cho con ăn nước

Mẹ đừng sợ con bị hóc, nôn trớ mà chỉ cho con ăn nước, bỏ quên mất phần cái quan trọng. Mặc dù nước hầm xương có vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn nhưng chỉ chứa chất béo là chủ yếu, lại là chất béo động vật, khó tiêu hóa, còn thành phần đạm và canxi rất ít.
Do đó, đừng ngạc nhiên nếu thấy con mình ăn nhiều mà vẫn không tăng cân. Tương tự, đừng chỉ cho con ăn mỗi nước hầm rau củ quả mà quên mất phần xác vì rất nhiều vitamin và chất xơ giúp chống táo bón nằm ở đó.
Mình kết hợp cho Bông ăn cả nước cả cái bằng cách xay nhuyễn hoặc băm nhỏ thịt cá, rau cho vào cháo, vừa để cho Bông hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, tăng cân đều, vừa tránh tình trạng con lười nhai, hay ngậm thức ăn.

Nêm mắm muối cho con như người lớn

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống. Lượng muối khoáng có tự nhiên trong rau củ quả, sữa mẹ và sữa công thức mà bé hấp thụ là hoàn toàn đủ, không cần thêm bất cứ gia vị gì. Nêm mắm muối vào đồ ăn dặm mà áp dụng khẩu vị của người lớn sẽ rất hại cho thận của bé.
Không cần cho muối nhưng các món ăn dặm mình nấu cho Bông vẫn đậm đà hương vị, con vẫn ăn thun thút. Mình thường dùng rau củ quả khoai như lang, củ cải, khoai tây, cà rốt, su hào, hành tây,… rồi nước thịt, nước xương để nấu cháo cho món ăn của Bông có vị ngọt tự nhiên.
Rau thơm món nào đi với món nấy (như cháo lươn, cháo trai bỏ hành răm, cháo thịt bỏ hành hoa, rau mùi,…). Ai bảo cháo không có muối là nhạt mồm nhạt miệng?

Không cho dầu ăn vào đồ ăn dặm

Trẻ nhỏ rất cần dầu ăn để được bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cần thiết, đảm bảo phát triển thể chất. Dầu cho con nên là dầu oliu, dầu gấc, dầu cá hồi,… đây là những loại dầu chứa chất béo chưa bão hòa, dễ hấp thu mà rất tốt cho não bộ của bé.

nhung-loai-dau-an-tot-cho-be-an-dam2

Kinh nghiệm xương máu mẹ PHẢI BIẾT  khi cho con ăn dặm

Thời gian cho con ăn quá lâu

Có những lần mình để Bông “dây dưa” quá lâu, món ăn đã nguội ngắt, dinh dưỡng cũng đã hao hụt nhiều, con vừa không có hứng thú ăn mà ăn vào cũng không bổ béo gì nữa.
Giờ thì mình rút kinh nghiệm rồi, sau 30 phút mà con chưa ăn hết thì dù con chưa ăn được hết, mẹ cũng kiên quyết cho dừng lại. Đến lúc đói, bé sẽ tự động thèm ăn và ăn nhiều hơn ở bữa kế tiếp.

Không kiên nhẫn với thức ăn mới

Mẹ đừng thấy con lắc đầu là vội từ bỏ, không dám cho con ăn nữa. Lần này bé có thể không thèm ăn món cà tím nhưng sau lần 2, lần 3, chỉ cần các bé không bị dị ứng với thức ăn thì nhất định, bé sẽ học được cách ăn món đó.
Trẻ nhỏ hay bị táo bón do lười ăn rau, mẹ nên kiên trì khuyến khích con tập ăn. Bạn Bông nhà mình được mẹ “truyền bá” tư tưởng từ nhỏ là “Ăn nhiều rau mới đẹp da, không bị táo bón” nên rất chịu khó ăn rau.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc