Dấu hiệu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài và cách xử lý tại nhà

Trẻ sơ sinh thường hay bị đi ngoài do hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa hoàn thiện. Do đó, mẹ cần nắm rõ và sớm nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài để biết cách chữa cho bé tốt nhất.

tre-so-sinh-1-thang-tuoi-bi-di-ngoai

Trẻ sơ sinh thường hay bị đi ngoài do hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa hoàn thiện

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài

Đi ngoài ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện với nhiều dấu hiệu khó phát hiện dẫn đến triệu chứng khá nghiêm trọng nên mẹ cần đặc biệt chú ý.

Khi mới sinh, trẻ chủ yếu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phân thường không nặng mùi, lỏng và có màu nhạt. Các bé sơ sinh cũng đi vệ sinh nhiều, từ 2 – 5 lần/ ngày. Trường hợp thấy bé đi ngoài nhiều hơn, từ 8-10 lần/ ngày, phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, lợn gợn, có mùi tanh, đôi khi lẫn cả máu thì có khả năng bé bị đi ngoài rất cao.

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài khác có thể là: đau bụng, ớn lạnh,nôn, sốt, mất nước khiến bé quấy khóc, không chịu bú hay ngủ.

be-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay

Trường hợp thấy bé đi ngoài nhiều hơn, từ 8-10 lần/ ngày, phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, lợn gợn, có mùi tanh thì có khả năng bé bị đi ngoài rất cao.

Triệu chứng của hiện tượng mất nước nghiêm trọng

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của đi ngoài chính là mất nước. Ở trẻ sơ sinh, hiện tượng mất nước diễn ra rất nhanh. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời như sốc, suy thận, hôn mê, suy hô hấp.

Các triệu chứng mất nước khi bị đi ngoài ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý đó là:

– Mắt khô và trũng sâu xuống.

– Khô miệng.

– Da khô, khi ấn uống không thể đàn hồi trở lại.

– Không tiểu tiện trong 8 tiếng đồng hồ.

– Khóc không chảy nước mắt.

– Thóp có dấu hiệu trũng xuống.

– Bé mệt mỏi, cáu gắt, lơ đãng.

khoc-khong-ra-nuoc-mat

Khi bị tiêu chảy, bé thường cáu gắt, khóc nhiều nhưng không ra nước mắt.

Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà

Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài nhẹ, không bị nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng sẽ tự khỏi sau khoảng 1 – 2 ngày. Để giúp con mau khỏi bệnh, mẹ cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:

+ Cho con bú mẹ bình thường để bù vào lượng nước đã mất.

+ Cho trẻ uống nước bù điện giải để có thể bù lại lượng chất lỏng bị mất do đi ngoài.

+ Nếu bé bú sữa công thức, mẹ có thể tham khảo các loại thức uống đặc biệt có chứa chất điện phân và đường.

+ Tuyệt đối không được cho bé sử dụng các loại thuốc tiêu chảy dùng cho người lớn.

+ Thay tã và rửa tay cho bé thường xuyên để ngăn chặn lây lan vi khuẩn trong nhà.

cho-be-bu

Cho con bú mẹ bình thường để bù vào lượng nước đã mất.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu trẻ bị đi ngoài hơn 2 ngày không khỏi, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ  cần đưa con đến bác sĩ ngay lập tức khi có các triệu chứng sau đây:

– Sốt cao liên tục không ngừng.

– Tiêu chảy phân nhiều máu.

– Đi ngoài hơn 8 lần trong 8 tiếng đồng hồ.

– Tiêu chảy kèm theo nôn liên tục.

– Tiêu chảy tái phát khi vừa khỏi bệnh.

Trên đây là những dấu hiệu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài và cách xử lý tại nhà. Các mẹ cần tìm hiểu và lưu lại để tham khảo sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra với con. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc