Tiết lộ nguyên nhân con bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm mà mẹ không ngờ tới
Hầu hết từ 6 tháng tuổi trở lên, các bé bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm và làm quen với các loại thức ăn mới lạ ngoài sữa. Chế độ dinh dưỡng mới này sẽ giúp bé có đủ chất và nạp đầy năng lượng để đáp ứng nhu cầu hoàn thiện của cơ thể. Tuy nhiên, tình trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm sẽ khiến mẹ vô cùng lo lắng.
Mục lục
Tiết lộ lý do bé bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm
– Sự thay đổi đột ngột chế độ ăn khiến bé chưa kịp thích nghi
Khi mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt nên chưa thích nghi kịp với sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn, từ sữa dạng lỏng sang thức ăn đặc hơn. Lúc này đường ruột phải làm việc quá tải, hệ vi sinh rất dễ bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
– Cho con ăn dặm quá sớm
Dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm rắn hoặc lỏng ngoài sữa mẹ. Nếu cho trẻ ăn dặm chưa đủ 6 tháng tuổi sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, gây khó tiêu và một loạt các triệu chứng rối loạn khác.
– Ăn dặm giàu đạm
Thực phẩm ăn dặm quá nhiều đạm cũng khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm. Vì đạm khó tiêu, nếu ăn quá nhiều trẻ dễ bị đầy bụng, đau bụng, biếng ăn.
– Khẩu phần ăn quá nhiều
Cho trẻ ăn quá nhiều cũng là thói quen của nhiều bà mẹ. Lượng thức ăn nạp vào quá tải khả năng tiêu hóa của dạ dày khiến cơ thể trẻ không thể hấp thụ hết, đi ngoài ra phân sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột.
Những nguyên nhân trên cũng là sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải khi mới cho con ăn dặm mà không lường trước được những nguy cơ xảy ra.
Mẹ nên làm gì khi con ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa?
– Khi rối loạn tiêu hóa trẻ có dấu hiệu nôn, tiêu chảy dẫn tới mất nước, môi khô, khát, khóc không có nước mắt, tiểu ít. Mẹ có thể kiểm tra dấu hiệu thiếu nước của trẻ thông qua làn da, màu sắc nước tiểu, số lần đi tiểu.
Lúc này mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước một cách nhẹ nhàng, từ từ, mỗi lần 5 – 7 thìa, tuyệt đối không cho trẻ uống liền 1 cốc nước đầy.
– Cho trẻ ăn thực phẩm loãng, mềm, ăn số lượng vừa phải, thực phẩm dễ tiêu giúp hệ tiêu hóa ổn định. Đồng thời, các bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ 4 thành phần tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin – khoáng.
– Để tránh cho bé bị rối loạn tiêu hóa, khi cho bé ăn dặm, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc: Ăn từ ít đến nhiều + Ăn từ loãng đến sệt và đặc dần + Ăn từ đơn giản đến phức tạp hơn.
– Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhiều lần trong 1 năm cần tới cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời bởi ngoài do chế độ ăn rất có thể bé mắc một số bệnh đường ruột.
Bên cạnh phương pháp ăn dặm phù hợp, đúng độ tuổi, các mẹ cũng cần bổ sung lợi khuẩn cho trẻ để thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đã bị phá vỡ (do chế độ ăn, do trẻ dùng kháng sinh,…).
Men vi sinh Himita ngoài cung cấp số lượng lớn vi khuẩn có ích còn chứa nhiều vitamin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Sản phẩm giúp ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng vi sinh đường ruột, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, Himita còn tăng cường khả năng hấp thu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Ngay khi con bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ chú ý bổ sung lợi khuẩn đường ruột theo từng đợt để phòng tránh tối đa tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm nhé mẹ.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.