Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè

Mùa nào trẻ cũng có thể bị đe doạ bởi bệnh tiêu chảy cấp nhưng tỷ lệ phát sinh bệnh cao nhất là mùa hè. Trẻ bị tiêu chảy rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời. Bên cạnh đó, cách chăm sóc trẻ lúc này cũng rất quan trọng để bé nhanh hồi phục sức khỏe.

Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè

Bệnh tiêu chảy thường là do trẻ bị nhiễm virus hoặc vi trùng trong đường ruột. Nếu bé bị tiêu phân lỏng, không có máu thì thường bệnh kéo dài trung bình 5-7 ngày, sau đó tự giới hạn. Tuy nhiên trong giai đoạn trẻ đi ngoài  nhiều, có thể gây mất nước và muối. Điều này rất nguy hiểm, trẻ sẽ nhanh chóng bị kiệt sức, thậm chí có thể tử vong nếu không được bù nước thích hợp và kịp thời.

Dưới đây là những cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy:

Để tránh bị mất nước, cha mẹ nên cho trẻ uống thêm nhiều nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi, tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, quá ngọt. Có thể dùng dung dịch ORS nhưng chỉ uống sau tiêu chảy, theo sự hướng dẫn của bác sỹ, nhân viên y tế.

Cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Vì bệnh lây qua đường phân-miệng nên để phòng ngừa tiêu chảy cần chú ý giữ vệ sinh ăn uống, bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và kéo dài đến 18-24 tháng.

Không nên cho trẻ bò lê trên sàn nhà, ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.

Trẻ bị tiêu chảy

Trẻ ngậm đồ chơi dễ bị nhiễm khuẩn

Nên cho trẻ ăn uống bằng cốc, chén, muỗng để dễ vệ sinh, nếu bú bình cần vệ sinh bình kỹ trước mỗi lần bú.

Với trẻ còn đang bú mẹ, nên tăng thêm số lần cho con bú. Nếu trẻ vì mệt không muốn bú mẹ thì tốt nhất là vắt sữa vào một cốc sạch (đã khử trùng) rồi cho con uống sữa đó.

Tuy nhiên, người mẹ không được kiêng khem dầu, mỡ do sợ truyền sang con vì thức ăn của người mẹ có mỡ sẽ làm tăng hấp thu vitamin A,D,E,K. Vì vậy, thành phần của sữa sẽ không thiếu các vitamin này, nhất là vitamin A. Vitamin A làm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường tiêu hoá, giúp triệu chứng tiêu chảy ở trẻ nhanh được đẩy lùi. Trong sữa mẹ năng lượng do mỡ tạo ra chiếm khoảng 50%. Vì vậy, nếu người mẹ kiêng mỡ sẽ thiếu năng lượng, dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

tre-bi-tieu-chay

Trẻ bị tiêu chảy không nghiêm trọng có thể điều trị tại nhà

Những trẻ tiêu chảy không mất nước có thể điều trị tại nhà và tái khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trẻ cần được theo dõi số lần, số lượng, màu sắc phân, khả năng uống bù nước và ăn uống.

Cần đưa trẻ đến tái khám tại cơ sở y tế khi trẻ có một trong các dấu hiệu như sốt cao liên tục, co giật (làm kinh),nôn nhiều, không ăn uống được, chướng bụng, tiêu phân có máu hoặc khi cha mẹ thấy trẻ nặng hơn,…

Tuyệt đối không dược sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy ở trẻ em bởi những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài dù trẻ vẫn tiêu chảy, phân bị ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

Bên cạnh việc chú ý bù nước, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, mẹ nên tham khảo bổ sung thêm men vi sinh Himita giúp cân bằng lợi khuẩn, tăng cường chức năng đường ruột cho trẻ, giúp phòng và hỗ trợ loại trừ các chứng rối loạn tiêu hóa trong đó có tình trạng trẻ bị tiêu chảy.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc