Bé 1 tuổi đi ngoài nhiều lần có phải là tiêu chảy không? Giải đáp
Câu hỏi:
Chào bác sĩ!
“Bé nhà tôi mấy hôm nay bị đi ngoài 3 lần trong ngày, phân lỏng, người mệt mỏi hay quấy khóc. Xin hỏi bác sỹ tình trạng bé 1 tuổi đi ngoài 3 lần 1 ngày như vậy có bình thường không hay bé bị tiêu chảy? cần phải xử lý thế nào?” (Mẹ Tuyet Nhung Tran – Hà Đông, Hà Nội).
Trẻ đi ngoài nhiều lần có bất thường?
Bác sỹ Anh Xuân trả lời:
Mọi trẻ em đều có thể bị tiêu chảy ít nhất 1 lần trong đời nhưng cũng có trẻ sẽ tái phát nhiều lần. Thông thường trẻ 1 tuổi thường đại tiện 1 – 2 lần mỗi ngày, cũng có trẻ 2 – 3 ngày mới đi một lần, số lần đại tiện ở mỗi trẻ không giống nhau.
Độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu đại tiện theo mốc giờ cố định mỗi ngày. Màu sắc và cấu trúc của phân bé sẽ từ từ giống với phân của người lớn.
Trường hợp bé nhà chị nếu trước kia tần suất đại tiện của bé ít hơn, tính chất phân ổn định thì tình trạng trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần đó là bất thường, mẹ cần nghĩ ngay đến tiêu chảy tuy nhiên với tần suất này mẹ không cần quá lo lắng.
Chú ý tính chất phân của trẻ
Cần chú ý thêm về tính chất phân, các biểu hiện khác kèm theo, trạng thái tâm lý, sức khỏe của trẻ để quyết định biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh việc nắm rõ trẻ 1 tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường, mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tiêu chảy để có thể nhận biết và đối phó hiệu quả khi chẳng may con bị bệnh.
( → Xem thêm: Trẻ đi ngoài phân có bọt: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả )
Mục lục
I. Tiêu chảy là gì? Dấu hiệu nhận biết
Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp đặc biệt là bé từ 1 – 3 tuổi. Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy do một loại vi rút ở niêm mạc ruột gây ra, đôi khi do vi khuẩn hay ký sinh trùng. Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước ép hoa quả hay dị ứng thực phẩm cũng có thể dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra, trẻ uống kháng sinh cũng gây loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy.
Bé được xác định chính xác bị tiêu chảy khi và chỉ khi có cùng 2 yếu tố xuất hiện: Đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân lỏng. Tức phân có nước nhiều hơn cái và khác với ngày thường.
Trẻ mất nước, sốt cao là dấu hiệu nguy hiểm
Trẻ tiêu chảy thường có các biểu hiện kèm theo như khóc nhiều mà không có nước mắt, môi lưỡi khô, mắt trũng, thóp lõm, héo da,… là những dấu hiệu nguy hiểm.
Nhóm trẻ có nguy cơ cao bị tiêu chảy bao gồm: Những trẻ trong độ tuổi 6 tháng – 2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trẻ có chế độ ăn uống không hợp vệ sinh.
Bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ do mất nước nhiều và sốt cao.
( → Xem thêm: Bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị )
II. Phân loại tiêu chảy
Có ba loại tiêu chảy được phân loại. Đó là tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mạn tính và tiêu chảy kéo dài. Dựa trên 2 yếu tố chính là thời gian đi tiêu và tính chất phân để phân loại.
Nếu đợt tiêu chảy của trẻ kết thúc trước 14 ngày và có phân dạng nước gọi là tiêu chảy cấp tính, nếu vẫn còn tiêu chảy sau 14 ngày thì gọi là tiêu chảy kéo dài và khi tiêu chảy hơn 30 ngày thì gọi là tiêu chảy mạn tính.
III. Cách xử lý khi bé 1 tuổi đi ngoài 3 lần 1 ngày
Trước tiên mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến bé 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày để từ đó đưa ra biện pháp xử lý đúng hướng:
– Do chế độ ăn uống: Thức ăn lạ, nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo, không phù hợp,… sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy. Lúc này mẹ cần ngưng các thức ăn này lại, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho trẻ, tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả,…
Tăng cường cho bé ăn thực phẩm giàu chất xơ
– Do dùng kháng sinh: Trẻ uống kháng sinh để điều trị bệnh nào đó nhưng vô tình lại khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ gặp rắc rối bởi kháng sinh có thể tiêu diệt lượng lớn lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ.
Nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy nhẹ, nên:
– Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột.
– Cho trẻ uống nhiều nước, bù nước và điện giải đúng liều lượng.
– Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên để tránh vi rút gây bệnh tái xâm nhập đường ruột gây tiêu chảy kéo dài.
– Không nên cho trẻ uống nước soda hay nước ngọt vì chúng có nhiều đường và không có muối hỗ trợ giữ nước trong cơ thể.
– Chỉ cho trẻ uống nước lọc trong vòng 4 – 6 tiếng, sau đó bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều calo khác.
Gọi cấp cứu khi gặp những tình huống sau:
– Trẻ có dấu hiệu mất nước: miệng khô, mắt khô, không đi tiểu trong hơn 12 giờ.
– Nôn mửa nhiều lần
– Đi ngoài ra máu
– Phân lỏng dạng nước
– Trẻ bị ốm sốt
– Phân như có mủ
– Sốt hơn 3 ngày
– Bị tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài trong hơn 2 tuần.
Gặp bác sỹ nếu có những triệu chứng trên
1. Thức ăn dạng lỏng
Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và cả sữa. Có thể cho bé ăn cháo, thức ăn lỏng và nên chọn sữa thay nước để bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé. Bạn cũng có thể dùng dung dịch điện giải để giúp trẻ tránh bị mất nước. Tránh dùng nước ép trái cây vì trẻ dễ bị tiêu chảy nặng hơn.
2. Thức ăn dạng đặc
Thức ăn chứa nhiều tinh bột như gạo, bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây rất tốt cho đường tiêu hóa của trẻ khi bị tiêu chảy. Do đó, bạn chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn trên và tránh các đồ nhiều đường, dầu mỡ khi điều trị tiêu chảy.
Ngoài ra, bánh quy hay bánh mặn cũng rất thích hợp để bổ sung natri, trong khi đó sữa chua và trứng luộc bổ sung thêm protein cho trẻ bị tiêu chảy.
IV. Mẹ nên biết cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ
Để giúp trẻ phòng tránh bệnh tiêu chảy, mẹ nên cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé, đặc biệt là chế độ ăn uống hợp vệ sinh:
– Áp dụng nguyên tắc ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực hiện ăn chín uống sôi
– Không cho bé ăn thức ăn để lâu ngày.
– Đảm bảo cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
– Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Tránh cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc trong những ngày hè nắng nóng.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những băn khoăn lo lắng của mẹ trước tình trạng đi ngoài bất thường của con.
Bé 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày việc mẹ cần làm ngay là quan sát tính chất phân của bé sau đó bình tĩnh xử lý bằng các phương pháp cơ bản ban đầu. Nếu tình trạng không thuyên giảm, nên đưa bé đến ngay các bệnh việc chuyên khoa để được bác sỹ thăm khám và điều trị.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.