Làm thế nào để nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Trẻ bị suy dinh dưỡng là vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng “mất ăn mất ngủ”. Làm thế nào để nhận biết sớm tình trạng này, khắc phục kịp thời là điều cha mẹ băn khoăn. Dưới đây hãy cùng Himita giúp mẹ tháo gỡ mối lo này.
Mục lục
Làm thế nào nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng nhờ vào những biểu hiện sau:
+ Bé chậm tăng cân
Cân nặng chính là chỉ số là ban đầu nói lên sự phát triển thể chất của con. Trẻ trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, các chỉ số về cân nặng và chiều cao tăng chậm hơn. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng.
+ Bé chậm phát triển về thể chất
Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình. Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao có mức chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình. Đồng thời, mẹ cũng nên theo dõi các mốc phát triển vận động của trẻ như lật, ngồi, đi đứng, nói… có phù hợp với lứa tuổi hay không.
+ Bé có biểu hiện mệt mỏi và đau yếu, kém linh hoạt
Ngoài các chỉ số về chiều cao, cân nặng, mẹ nên thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ, trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi cần tìm nguyên. Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe của bé mẹ cũng không nên bỏ qua, nếu trẻ kém linh hoạt, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng… cũng là những biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng thế nào đúng?
+ Vệ sinh ăn uống cho trẻ bị suy dinh dưỡng
– Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”.
– Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…
-Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi.
-Ba mẹ phải bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ.
-Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo.
-Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
+ Cần chú ý chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng
-Cần cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
– Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho trẻ ăn thêm hoa quả chín.
– Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ.
– Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
+ Giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt, tăng cân đều vì thế việc duy trì môi trường sinh thái đường ruột là điều rất quan trọng. Mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh đặc biệt là trẻ ở độ tuổi ăn dặm, trẻ thường xuyên phải uống kháng sinh gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
Cha mẹ có thể tham khảo men vi sinh Himita để bổ sung theo từng đợt cho con.
Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ giúp bé phát triển tốt với các chỉ số đạt chuẩn.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.