Những lưu ý mẹ không thể bỏ qua khi bé bị táo bón

Bé bị táo bón mà không biết phải làm sao là nỗi trăn trở của rất nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Tình trạng táo bón lâu ngày có thể khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn gây ra chảy máu khi đại tiện cùng những biến chứng khôn lường khác.

Bé bị táo bón

Bé bị táo bón

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

  • Trẻ trong thời gian bú sữa mẹ nếu bị táo bón rất có thể là do mẹ dùng sữa công thức quá sớm, pha sữa quá đặc, không đúng liều lượng hoặc cho bé ăn dặm thiếu chất xơ.
  • Trường hợp mẹ bị táo bón trong thời gian cho con bú thì trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự.
  • Một số thói quen trong ăn uống như trẻ lười ăn rau xanh, hoa quả, lười uống nước.
  • Nhịn đi vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chứa sắt và codein,… cũng khiến bé bị táo bón cao hơn bình thường.
táo bón

Táo bón ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra

Bé bị táo bón kèm máu và những nguy hiểm tiềm ẩn

Không chỉ khó chịu, đau đớn mỗi khi đi ngoài, trẻ có thể bị táo bón ra máu nếu không được chữa trị sớm  và có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực ở phần hậu môn, trực tràng như:

-Viêm hậu môn: Hàng tỉ vi khuẩn, vi nấm được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn và có thể xâm nhập, tấn công ngược lại cơ thể qua những vết nứt vùng hậu môn khi có điều kiện thuận lợi.

-Nhiễm khuẩn máu: Các vết nứt chảy máu chưa phục hồi bị vi khuẩn xâm nhập sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết (nhiễm khuẩn máu).

-Trĩ: Khi bé bị táo bón lâu ngày, phần tổn thương hậu môn bên trong (đám rối tĩnh mạch) giãn ra hình thành nên các búi trĩ. Nếu tổn thương ở bên trong hậu môn gây trĩ nội và ở bên ngoài hậu môn gây trĩ ngoại.

Trẻ bị táo bón lâu ngày

Trẻ bị táo bón lâu ngày dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm

-Ung thư trực tràng: Nếu tình trạng táo bón ra máu ở trẻ kéo dài phát triển thành mạn tính, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị mắc ung thư trực tràng sau này.

Cách chữa táo bón cho trẻ hiệu quả

Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý điều trị táo bón cho trẻ bằng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, nên cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân cũng như tránh tình trạng nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây nguy hại.

Một số việc làm hữu ích lúc này như:

-Bổ sung dinh dưỡng chứa nhiều  chất xơ, nhuận tràng cho trẻ như rau xanh, khoai lang, đu đủ chín, chuối chín,…

-Cho trẻ uống nhiều nước

-Tập cho trẻ đi vệ sinh ở khung giờ cố định

-Tích cực cho trẻ vận động, vui chơi bằng các trò chơi vận động phù hơp.

-Với trẻ dưới 1 tuổi mẹ có thể xoa cơ thành bụng cho trẻ 3-4 lần 1 ngày theo chiều từ trái qua phải vào khoảng thời gian giữa 2 lần ăn để kích thích tiêu  hóa và bài tiết.

chữa táo bón cho trẻ

Giúp trẻ hết táo bón bằng các phương pháp đơn giản

-Nếu có ý định sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng, vitamin C cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

-Uống hỗn hợp nước muối

-Dùng nước ép bắp cải, nước cam hoặc nước ép táo cũng hỗ trợ chữa táo bón cho trẻ hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể sử dụng hỗn hợp nước cà rốt ép và nước ép rau bina theo tỷ lệ 1:1 cho bé uống trước khi đi ngủ.

Những lưu ý khi chữa trị táo bón cho trẻ

Nhiều mẹ có thói quen bơm thụt xà phòng vào hậu môn để bé đại tiện dễ hơn, điều này hết sức nguy hiểm vì sẽ khiến bé mất luôn cảm giác đi ngoài.

Nếu mẹ đang cho con bú thì nên cho bé bú nhiều hơn thay vì dùng sữa ngoài còn với các bé đã ăn dặm có thể áp dụng những cách chữa trên cùng với chế độ ăn giàu chất xơ.

Tăng cường chất xơ cho bé bằng chế độ ăn nhiều rau củ

Trong một số trường hợp sau mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa:

-Trẻ bị táo bón lâu ngày, kéo dài trên một tuần, dù thay đổi chế độ ăn những vẫn không cải thiện.

-Trẻ bị táo bón ngay sau khi sinh, bụng căng chướng.

-Táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như gây tình trạng kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, nôn.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, phác đồ điều trị của bác sỹ, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng và loại trừ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trong đó có chứng táo bón ở trẻ.

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng bé bị táo bón cũng như có cách khắc phục hiệu quả, hạn chế tình trạng táo bón lâu ngày dẫn đến chảy máu/ nứt nứt hậu môn, tổn thương sâu vùng trực tràng.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc