Liệt kê những biến chứng có thể gặp phải ở trẻ bị táo bón lâu ngày

Trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón chức năng do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa. Táo bón ở trẻ nếu không được chăm sóc, chữa trị đúng cách sẽ khiến trẻ bị táo bón lâu ngày. Cùng với đó là những hậu quả nặng nề như trĩ, sa búi trực tràng, rách hậu môn,…

Hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón ở trẻ

Táo bón chức năng chiếm 95% các trường hợp trẻ bị táo bón. Rất nhiều mẹ không hiểu rõ được vấn đề này chính vì thếviệc điều trị táo bón cho trẻ còn lúng túng và không hiệu quả. Hậu quả là khiến cho táo bón ở trẻ trở thành táo bón kéo dài (táo bón mạn tính). Nguy hiểm hơn, các biến chứng nặng nề bắt đầu xuất hiện mà mẹ không lường trước được.

Táo bón là tình trạng trẻ đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, thường đi kèm với một số biểu hiện như phân khô cứng, có thể nhỏ như phân dê hoặc to như phân người lớn nhưng đều rất khó đi. Khi trẻ bị táo bón, có thể bị đau bụng, đầy bụng, đôi khi lẫn máu/ nhầy trong phân.

Trẻ bị táo bón lâu ngày

Trẻ bị táo bón lâu ngày dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm

Trong các trường hợp táo bón, phần lớn là táo bón chức năng với nguyên nhân chính do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, có rất nhiều tác nhân khiến tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nghiêm trọng như:

-Chế độ ăn thiếu chất xơ

-Cung  cấp cho cơ thể không đủ lượng nước mỗi ngày.

-Trẻ nhịn đại tiện

-Dị ứng với sữa bò

-Do sử dụng một số các loại thuốc

-Tiền sử gia đình

-Do tâm lý

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, táo bón chức năng sẽ nhanh chóng được cải thiện tuy nhiên, cha mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị táo bón. Cùng với việc điều trị tại nhà không triệt để khiến cho tình trạng táo bón ngày càng trở nên trầm trọng, dẫn tới tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày.

Biến chứng có thể gặp phải ở trẻ bị táo bón lâu ngày

Trẻ bị táo bón kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề mà cha mẹ không ngờ đến như:

+ Bệnh trĩ

Trĩ là bệnh mô tả các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn và xung huyết.  Áp suất từ phân bị ứ đọng trong trực tràng ngăn dòng máu chảy ra từ tĩnh mạch hậu môn và trực tràng làm cho chúng trở nên bất thường. Khi trẻ rặn mạnh và căng thẳng khi không thể đại tiện sẽ làm tăng áp lực bụng, làm giãn tĩnh mạch và đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường.

Hậu quả là trẻ có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ kết hợp. Trong đó, bệnh trĩ nội thường không gây đau nhưng có thể chảy máu rất nhiều. Trĩ ngoài gây ra đau, ngứa và nhạy cảm cực độ. Trĩ hỗn hợp khó điều trị dứt điểm.

bệnh trĩ

Hình ảnh mô tả bệnh trĩ

+ Nứt hậu môn

Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể hình thành ra các vết nứt trên da xung quanh hậu môn hay còn gọi là các vết nứt hậu môn do phân cứng va chạm với cơ vòng hậu môn tạo ra các vết nứt. Tình trạng này khiến trẻ bị đau, ngứa và có thể có máu tươi lẫn trong phân hoặc trên đồ lót của trẻ.

Trong nhiều trường hợp, các vết nứt bị nhiễm trùng dẫn tới viêm nhiễm, tạo mủ (áp xe). Các vết nứt chỉ có thể tự lành lại nếu điều  trị triệt để chứng táo bón.

+ Trĩ trực tràng (sa búi trực tràng)

Tình trạng xuất huyết trực tràng xảy ra do sự tích tụ lâu ngày của một lượng lớn phân tại trực tràng khiến cho các cơ tại đây mất khả năng đàn hồi về kích thước cũ sau khi phân bị đào thải ra ngoài. Kết quả, các mô lỏng lẻo nhô ra ngoài hậu môn tạo một khối nhỏ hồng và căng bóng. Trĩ trực tràng thường gây rò rỉ một lượng nhỏ chất nhầy, cảm giác ngứa, đau, thậm chí là chảy máu mỗi lần đại tiện.

+ Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn

Nhiễm nấm và khuẩn xảy ra do sự các vết rách hậu môn tiếp xúc với phân hoặc do vệ sinh không sạch sẽ. Khi trẻ bị táo bón lâu ngày, phân khô cứng và gồ ghề làm tăng ma sát với thành hậu môn gây rách nứt hậu môn.

Trực tràng, hậu môn là khu vực tích tụ nhiều loại vi khuẩn, nấm, khi gặp điều kiện thuận lợi dễ gây ra nhiễm khuẩn và nấm khiến trẻ bị ngứa, khó chịu. Hướng điều trị những trường hợp này, cần thiết phải điều  trị táo bón kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm tại chỗ.

Táo bón ở trẻ còn có thể gây viêm ruột, đầy bụng, chướng bụng,… để những biến chứng không xảy ra, cha mẹ cần điều  trị ngay cho trẻ theo một liệu trình khoa học, triệt để. Đồng thời kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết nên thực hiện theo từng đợt trong năm giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh rối loạn tiêu hóa cũng như góp phần khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc