Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón có nguy hiểm không? Phải làm sao?
Sữa mẹ được xem là một bài thuốc nhuận tràng rất an toàn cho con trẻ. Mặc dù vậy, việc trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón tuy ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra ở 1 số bé. Nếu bé yêu đang gặp phải vấn đề này, mẹ cũng đừng nên quá hoang mang, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhé!
Mục lục
I. Tìm hiểu về vấn đề táo bón ở trẻ sơ sinh
Bú mẹ bị táo bón được xem là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi nặng khoảng 2 lần/ ngày trong 1 đến 2 tháng đầu tiên, sau đó tần suất đi của trẻ sẽ ít hơn.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp khoảng 1 đến 2 ngày đi 1 lần, nhưng nếu phân của trẻ mềm, có nước thì đây vẫn được xem là hiện tượng bình thường, tùy theo cơ địa của các bé.
Sở dĩ phân của trẻ thường lỏng trong thời điểm này là bởi sữa mẹ khá phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, ít tạp chất, cặn bã để tạo thành khối.
Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp trẻ vẫn có thể gặp phải tình táo bón, các mẹ có thể nhận thấy rõ nhất ở 1 số đặc điểm như:
– Khi đại tiện phân của bé thường rất cứng, đặc sệt, khuôn nhỏ như phân dê. Trong 1 số trường hợp, phân lại khá lớn và chắc, rất khó để đào thải ra ngoài.
– Trẻ sẽ rất khó khăn trong lúc đi đại tiện, thường phải rặn mạnh thì phân mới ra ngoài
– Đôi khi, phân có lẫn máu, nguyên nhân là do phân cứng chắc làm rách cả mô hậu môn của trẻ khi đi ngoài.
– Không muốn bú mẹ.
– Bé khóc mỗi khi đi ngoài.
– Bụng phình, cương cứng.
Khi bị táo bón trong thời điểm bú sữa, nếu trẻ gặp phải các vấn đề sau, mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra:
– Bụng của trẻ trở nên cứng và sưng đau.
– Trẻ khóc nhiều mỗi khi đi ngoài.
Táo bón nặng khiến bé sợ hãi và khóc mỗi khi đi ngoài.
– Bé bỏ bú.
– Trẻ bị sốt.
– Bé bị nôn mửa.
II. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón
Việc nắm được các nguyên nhân gây tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ giúp các mẹ biết cách khắc phục và phòng ngừa vấn đề này. Các lý do chính khiến trẻ bú mẹ bị táo bón gồm:
1. Do chế độ ăn uống của mẹ
Chế độ ăn uống chưa hợp lý của mẹ cũng được xem là yếu tố hàng đầu khiến các bé gặp phải vấn đề táo bón ngay từ khi bú sữa.
Mẹ ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu khiến trẻ dễ bị táo bón khi bú
Cụ thể, những mẹ có thói quen ăn thức ăn cay nóng, nhiều đạm, ít chất xơ, đồ ăn khó tiêu … sẽ làm giảm chất lượng sữa, gây ra tình trạng táo bón cũng như 1 số vấn đề khá liên quan đến sức khỏe của bé.
2. Trẻ bú cả sữa công thức lẫn sữa mẹ
Bú sữa công thức từ khi còn quá nhỏ được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Điều này thường xảy ra khi mẹ bị ít hoặc không có sữa.
Theo các chuyên gia nhận định, thành phần protein trong sữa công thức đôi khi không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, khiến bé gặp phải hiện tượng táo bón.
Đặc biệt, nếu mẹ pha sữa không đúng tỉ lệ thì khả năng trẻ sơ sinh bị táo bón là rất cao.Nếu các mẹ lạm dụng sữa công thức, khi bị táo bón, phân của trẻ thường có màu xanh và khá cứng.
3. Do 1 số bệnh lý khác ở trẻ
Ngoài các lý do trên, trẻ cũng có thể gặp phải vấn đề táo bón ngay từ khi bú mẹ bởi 1 số bệnh lý bẩm sinh, có thể kể tới như: Cường tuyến giáp, các vấn đề về cột sốt, phì đại tràng,…
III. Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón phải làm sao?
Khắc phục tình trạng táo bón cho con là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ đặt ra khi bé yêu không may gặp phải tình trạng này. Một số cách giúp bé thoát khỏi vấn đề khó tiêu mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng bao gồm:
1. Bổ sung đầy đủ chất xơ cho bé
Trường hợp trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo vừa đủ dinh dưỡng, vừa tránh gây táo bón cho bé.
Theo đó, mẹ nên tăng cường bổ sunh nhiều rau củ quả tươi; các thực phẩm có tính nhuận tràng như: Rau đay, rau mồng tơi, mận,… Đồng thời, nên hạn chế ăn các nhóm thức ăn khó tiêu hóa, món ăn có vị cay và gây nóng trong.
2. Bổ sung nước cho trẻ
Bổ sung nước là cách làm mềm phân, khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả. Nếu không biết khi trẻ bị táo bón phải làm gì, mẹ hãy tăng cường uống nhiều nước hơn nữa để bổ sung nước cho bé thông qua sữa mẹ.
Lưu ý: Trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên để bé chỉ bú sữa, không uống bất cứ loại nước nào (kể cả nước lọc).
3. Massage vùng bụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Ngoài chế độ ăn uống, mẹ hãy thử áp dụng phương pháp massage bụng cho bé. Việc massage thường xuyên sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa để bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Massage bụng giúp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả.
Với massage vùng bụng, mẹ cần thực hiện theo các bước sau đây:
– Đặt bàn bàn tay của mẹ lên bụng của bé và thực hiện xoa nhiều vòng liên tục. Khi xoa mẹ nên di chuyển từ trong ra ngoài và ngược chiều kim đồng hồ.
– Hoặc mẹ có thể xoa quanh rốn của bé theo chiều từ phải sang trái và theo chiều kim đồng hồ.
– Mỗi lần thực hiện trong 5-10 phút, mỗi ngày 2-3 lần.
Nên massage bụng cho bé vào khoảng cách giữa các bữa bú, sau khi bé ăn 45 phút. Tránh massage bụng khi bé vừa ăn no vì dễ gây đau tức bụng và nôn mửa.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, nếu đã áp dụng các phương pháp khắc phục ở trên nhưng tình trạng không được cải thiện, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.