Ăn dặm BLW là gì? Ưu điểm và lưu ý mẹ Việt cần biết

Ăn dặm BLW là phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng trong những năm gần đây. Vậy các mẹ đã hiểu gì về phương pháp ăn dặm kiểu BLW? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp ăn dặm BLW để cùng bé yêu có những trải nghiệm thú vị trong suốt giai đoạn ăn dặm nhé! 

Ăn dặm BLW là gì?

ăn dặm blw

Ăn dặm BLW (Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, coi trọng việc rèn luyện thói quen tự lập trong ăn uống cho trẻ. Theo đó, trẻ sẽ được quyền tự chọn loại thức ăn muốn ăn, ăn với số lượng bao nhiêu và tốc độ thế nào. 

Khác với cách ăn dặm truyền thống lâu nay của người Việt, phương pháp ăn dặm BLW cho phép trẻ tự đút mình ăn nên sẽ không sử dụng thìa đút hoặc xay nhuyễn thức ăn. Bé được ngồi trên bàn ăn cùng với các thành viên trong gia đình, khi mới bắt đầu bé sẽ dùng tay để bốc thức ăn, sau khi lớn hơn bé sẽ tự dùng thìa tự ăn.

Ưu điểm của ăn dặm BLW

ưu điểm ăn dặm blw

Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm và lợi ích đối với sự phát triển của trẻ. Cụ thể:

  • Kích thích bé phát triển kỹ năng tự nhiên, bé ăn theo bản năng khi bản thân nhận thấy đã sẵn sàng. Bé còn được khám phá thức ăn bằng chính miệng, tay và theo cách của riêng của mình.
  • Giúp bé nhận biết thức ăn, tin tưởng và tận hưởng thức ăn nên luôn vui vẻ mỗi khi được ăn.
  • Bé học cách kiểm soát thức ăn với các hình dáng, kích thước, độ mịn, độ thô khác nhau. Điều này sẽ giúp bé rèn luyện nhiều kỹ năng trong việc ăn uống như cắn, nhai, nuốt, cầm, nắm và đút thức ăn.
  • Khả năng phối hợp của mắt và tay sẽ được nâng lên khi mẹ cho bé ăn dặm kiểu BLW.
  • Ăn dặm kiểu BLW còn giúp giảm thiểu tình trạng trẻ bị béo phì. Sở dĩ như vậy là do khi ăn dặm theo phương pháp BLW trẻ có thể tự mình biết nên ăn khi đói và dừng lại khi đã no. 
  • Khi ăn dặm BLW, bé sẽ được chọn loại thức ăn mà cơ thể đang cần bổ sung.
  • BLW giúp bé khám phá về thế giới xung quanh thông qua việc “chơi” với thức ăn. Bé có thể phân biệt nhận biết hình dáng, kích cỡ, độ thô – mịn, độ nặng – nhẹ, khái niệm ít – nhiều…
  • Ăn dặm BLW tạo cho bé thói quen ăn uống tự lập, khoa học và lành mạnh. Giúp hạn chế tình trạng trẻ bị kén ăn, biếng ăn, khiến mỗi bữa ăn đều trở thành “cuộc chiến” căng thẳng giữa mẹ và bé.
  • Khi ăn cùng các thành viên trong gia đình, bé sẽ học được cách giao tiếp và chia sẻ nên sẽ tự tin và tự lập hơn.
  • Phương pháp ăn BLW còn giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn cho bé dễ dàng và đơn giản hơn, mỗi bữa ăn đều rất nhẹ nhàng và thú vị.

Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW

Như vậy các mẹ đã biết ăn dặm kiểu BLW là gì? BLW có lợi ích gì? Trong phần tiếp theo của bài viết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nguyên tắc khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW: 

Về thức ăn

Bé có thể ăn các loại thức ăn tốt cho sức khỏe như rau củ, bánh mì, cơm, hoa quả, mì sợi, thịt, phô mai, trứng, tôm và các loại cá. 

Tuy nhiên, mẹ cần có cách chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của bé. Đối với rau củ, mẹ nên luộc hoặc hấp vừa đủ chín, không nên nấu mềm nhũn vì khi cầm dễ bị nát vụn. Còn với các loại thịt mẹ nên cắt thành từng miếng nhỏ để bé dễ nhai và nuốt.

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm kiểu BLW, mẹ nên chọn các loại thức ăn có thể cắt thành sợi lớn hoặc hình que để bé dễ cầm hơn.

Mẹ cũng nên cung cấp các loại thức ăn khác nhau để bé khám phá các hương vị và mùi vị thức ăn, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Về cách ăn

  • Đặt bé ngồi thẳng, mặt bé quay về phía mặt bàn. Có thể cho bé ngồi trên đùi bố mẹ hoặc bàn đều được. Nhưng mẹ cần đảm bảo bé ngồi chắc chắn, có thể sử dụng tay và cánh tay thoải mái.
  • Để đồ ăn phía trước mặt bé để bé tự quyết định lựa chọn thức ăn.
  • Nên cho bé ăn khi bé đói và không mệ để bé tập trung ăn.
  • Không hối thúc bé khiến bé bị rối khi xử lý thức ăn.
  • Không đút và ép bé ăn khi bé không muốn ăn.

Các loại thức ăn cần tránh

Tránh ăn thức ăn có khả năng gây hóc nghẹn

Khi cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW, mẹ nên tránh cho bé ăn các thức ăn có khả năng gây hóc nghẹn cao như cà chua, nho, quả hạch…

trẻ ăn nho

Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng

Các thực phẩm dễ gây dị ứng như lòng trắng trứng, mật ong, cam quýt, hải sản mẹ cũng không nên cho bé ăn. Đặc biệt với bố mẹ có tiền sử dị ứng thì cần phải đặc biệt chú ý lựa chọn thức ăn cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

lòng trắng trứng gà

lòng trắng trứng gà

Không nên cho bé ăn thức ăn không lành mạnh

Không nên cho bé ăn các thức ăn không lành mạnh như bỏng ngô, khoai tây chiên, kẹo cao su, ngũ cốc ăn sáng, kẹo bánh, bim bim và các thực phẩm chứa nhiều muối và đường.

khoai tây chiên

khoai tây chiên

10 món ăn cực tốt khi bắt đầu ăn dặm BLW 

Cà rốt hấp

cà rốt hấp

Cà rốt là loại rau củ phổ biến và có nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Cà rốt rất giàu beta-carotene tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch; vitamin A giúp sáng mắt; chất xơ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón; chữa bệnh tiêu chảy; loại bỏ giun; giúp răng chắc khỏe…

Mẹ nên cắt cà rốt thành hình quen rồi cho vào hấp đến khi chín mềm (không nên hầm nhừ) để bé có thể tự cầm vừa đưa lên miệng.

Bông cải xanh hấp

bông cải xanh hấp

Bông cải xanh có rất nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe của trẻ như: beta-carotene, vitamin E, C tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch; sắt và axit folic ngăn chặn chứng thiếu máu do thiếu sắt; phytochemical và các chất chống oxy hóa phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng; chất xơ dồi dào ngăn ngừa táo bón…

Cách hấp bông cải xanh rất đơn giản, mẹ chỉ rửa sạch sau đó cắt thành từng miếng nhỏ vừa cầm tay. Sau đó cho vào nồi hấp cho tới khi bông cải xanh chín đủ mềm.

Quả bơ

bé ăn bơ

Quả bơ được xem là lựa chọn hoàn hảo nhất khi mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy BLW. Thành phần dinh dưỡng trong quả bơ rất dồi dào như protein, axit folic, axit béo Omega 3, chất xơ, kẽm, thiamin, riboflavin, vitamin A,E,D,… giúp phát triển não bộ, tăng cường hệ miễn dịch, chống hăm, kháng khuẩn, kiểm soát viêm da, hỗ trợ tiêu hóa… 

Cách chế biến bơ khi cho bé ăn dặm BLW rất đơn giản, mẹ chỉ cần mua bơ chín về gọt bỏ vỏ và cắt thành từng miếng cho bé tự cầm ăn.

Dưa chuột

dưa chuột

Có thể kể đến một số lợi ích của dưa chuột với sức khỏe của trẻ như: ngăn ngừa mất nước vì 96% thành phần trong dưa chuột là nước; hợp chất lignan giúp ngăn ngừa ung thư; ngăn ngừa bệnh tiểu đường; giàu khoáng chất canxi, magie, natri, kali tốt cho tim, não, thần kinh và cơ; silic ngăn ngừa chứng loãng xương và tốt cho răng, lợi.

Cách chế biến dưa chuột như sau: Rửa sạch và nạo bỏ vỏ chưa chuột. Sau đó cắt thành từng miếng dài vừa tay bé rồi cho bé tự cầm ăn.

Măng tây hấp

măng tây hấp

Tác dụng của măng tây đối với sức khỏe trẻ: Chất chống oxy hóa nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch; chất xơ dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa và điều trị táo bón; ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu; vitamin nhóm A và D tốt cho thị lực, giảm thiểu các bệnh lý về mắt; hàm lượng các vitamin và khoáng chất dồi dào có tác dụng ngăn ngừa suy dinh dưỡng; đặc biệt axit folic rất tốt cho trí não.

Cách chế biến măng tây như sau: Rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn. Cho vào nồi hấp cách thủy cho tới khi chín mềm đủ để bé dễ nhai dễ nuốt.

Dưa gang

dưa gang

Với các thành phần dinh dưỡng dồi dào: 95% nước, 3,72% glucid, 95% nước, 0,06% lipit, 0,33% cellulose, 0,11% protit, vitamin C, A, B nên rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Khi chế biến dưa gang, mẹ nên giữ phần vỏ cứng để bé dễ cầm nắm hơn. Ruột dưa gang mềm và dễ nhai nuốt nên mẹ có thể yên tâm cho bé ăn mà không bị nghẹn. Nhưng mẹ hãy trông chừng để bé không ăn phần vỏ cứng nhé.

Mỳ Ý kèm sốt

mì ý sốt thịt băm

mì ý sốt thịt băm

Để làm món mỳ Ý, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: Khoai tây, đậu lăng, thảo mộc, rau củ, nấm.

Cách thực hiện như sau: Khoai tây bỏ vỏ rồi thái nhỏ; thảo mộc, đậu lăng, rau củ và nấm hầm nhừ. Sau đó đó trộn các loại thực phẩm đã chuẩn bị với mỳ Ý và cho bé thưởng thức. Bé sẽ rất hào hứng với món ăn này vì được khám phá nhiều loại thực phẩm với hình dáng và kích thước khác nhau.

Quả việt quất

quả việt quất

Quả việt quất rất giàu flavonoid, các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có tác dụng kích thích phát triển trí não; tăng cường hệ miễn dịch; tốt cho thị lực; tăng cường trí nhớ; hỗ trợ chức năng hệ tim mạch…

Mẹ nên cắt đôi quả việt quất ra trước khi cho bé ăn. Sau khi ăn việt quất phân của bé có thể có màu xanh hoặc màu tím nên mẹ không phải lo lắng nhé.

Ngô ngọt và đậu Hà Lan

ngô ngọt và đậu hà lan

Cả 2 món ăn này đều rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của trẻ. Đậu Hà Lan giàu protein, nhiều canxi, vitamin A, C và sắt nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ. Trong khi đó, ngô ngọt cung  rất giàu các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, bảo vệ tim và tốt cho mắt.

Cách chế biến rất đơn giản, mẹ chỉ cần luộc chín ngô ngọt và đậu Hà Lan rồi cho bé ăn. Hai món ăn này giúp bé rèn luyện kỹ năng bốc nhón thức ăn rất tốt.

Bữa ăn cùng gia đình

trẻ ăn cùng gia đình

Một bữa ăn dặm BLW hoàn chỉnh là khi bé được mẹ chuẩn bị bữa ăn theo các món ăn của gia đình. Nhưng điểm khác biệt duy nhất là món ăn của bé sẽ không có muối.

Điểm tuyệt vời nhất của phương pháp ăn dặm BLW chính là ở chỗ, mẹ không phải kỳ công chế biến món ăn riêng cho bé. Mẹ chỉ cần để riêng một phần nhỏ thức ăn của người lớn khi chưa nêm nếm gia vị là bé đã có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất rồi.

Ảnh 4: Một số món ăn tốt cho bé khi ăn dặm BLW

Nên cho bé ăn dặm theo BLW khi nào?

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để cho bé bắt đầu tập ăn dặm. 

Sở dĩ như vậy là vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh đã có thể hấp thu được các thức ăn phức tạp và đặc hơn sữa mẹ. Hơn thế, cơ thể trẻ cũng cần cung cấp nhiều các dưỡng chất cần thiết từ thức ăn mà trong sữa mẹ không có để phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Bé bắt đầu ăn dặm BLW thường làm gì?

Khi bắt đầu tập ăn dặm kiểu BLW, bé sẽ có rất nhiều hành động ngộ nghĩnh như:

  • Tìm đến các món ăn.
  • Đưa đồ ăn vào miệng ngay lập tức khi có cơ hội.
  • Bé thường xuyên làm rơi thức ăn.
  • Bé dùng tay đùa nghịch và khám phá thức ăn.
  • Bé vò thức ăn, ném thức ăn, thậm chí là cho thức ăn lên cả đầu, mũi, mắt và mặt.
  • Cho liên tục các món ăn vào miệng nhai, sau đó nhè ra chỉ để khám phá.
  • Bé ăn thức ăn ngấu nghiến hoặc ngậm thức ăn ở trong miệng rất lâu.
  • Bé lấy tay bịt miệng và giả mờ khi sắp bị hóc, ói.
  • Bé không hào hứng ăn nữa và quay mặt đi.
  • Bé nhìn thức ăn tỏ vẻ chán rồi và quay sang nhìn mẹ đòi ra khỏi bàn ăn.
trẻ dùng tay đùa nghịch thức ăn

trẻ dùng tay đùa nghịch thức ăn

Hỏi đáp

Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm theo BLW?

6 tháng tuổi là độ tuổi lý tưởng để cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần quan sát xem bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm chưa thông qua các dấu hiệu sau: 

  • Bé có thể  tự ngồi vững.
  • Bé tỏ ra thích thú và hào hứng khi cả nhà ăn.
  • Bé nghịch thìa, dĩa, muỗng, làm bộ đút thức ăn và nhai.
  • Bé nhanh đói và đòi ăn liên tục dù đã uống sữa.
  • Bé tự biết đưa đồ ăn vào miệng rồi nhai nuốt.

Vì sao bé bú sữa mẹ dễ ăn dặm BLW hơn trẻ bú bình?

Sở dĩ bé bú sữa mẹ dễ ăn dặm BLW hơn trẻ bú bình vì 2 lý do sau:

– Khi bé bú mẹ bé sẽ có động tác mút sữa nên có cơ hội được tập nhai nhiều hơn so với các bé bú bình.

– Mùi vị của sữa mẹ sẽ thay đổi theo chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ. Chính vì vậy, bé có thể dễ dàng thích nghi với các mùi vị thức ăn khác nhau. Trong khi đó, sữa công thức chỉ có một mùi vị cố định nên các bé bù bình sẽ khó làm quen hơn với các mùi vị thức ăn khác.

Cách xử lý khi trẻ mắc nghẹn trong khi ăn dặm BLW

Khi phát hiện trẻ bị mắc nghẹn trong khi ăn dặm BLW, các mẹ cần xem xét tình trạng của bé để có cách xử lý phù hợp. Cụ thể:

Nếu bé vẫn khóc được và không khó thở, mẹ nên đặt bé ở tư thế ngồi, giữ yên trẻ để đưa tới bệnh viện.

Nếu bé bị khó thở, tím tái, khóc yếu, khóc không ra tiếng hoặc không khóc, bố mẹ cần nhanh chóng gọi ngay cấp cứu. Đồng thời nhanh chóng tiến hành sơ cứu tại chỗ cho bé theo 1 trong 2 cách sau:

Đối với các bé dưới 2 tuổi: Sử dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

  • Đặt bé nằm sấp trên cánh tay trái, để phần đầu trẻ cúi thấp về phía trước, giữ chặt phần đầu và cổ trước bằng tay trái.
  • Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tục vào vùng lưng trẻ ở khoảng giữa 2 xương bả vai.
  • Tiếp đó, lật ngửa bé sang tay phải, nếu thấy bé còn khó thở, dùng 2  ngón tay trái ấn mạnh ở vùng hõm dưới xương ức, 5 cái liên tiếp theo chiều từ dưới lên trên.
  • Thực hiện luân phiên động tác vỗ lưng và ấn ngực cho bé cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc bé khóc được thì ngừng lại. Sau đó tiến hành đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác.

Đối với các bé trên 2 tuổi: Sử dụng phương pháp ép bụng (Heimlich).

  • Người sơ cứu đứng hoặc quỳ gối phía sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. 
  • Nắm chặt 2 bàn tay lại với nhau làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
  • Tiến hành ấn 5 cái một cách thật dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh.
  • Lặp lại từ 6 – 10 lần cho tới khi trẻ khóc được hoặc thức ăn rơi ra thì đưa đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
phương pháp ép bụng Heimlich

phương pháp ép bụng Heimlich

Trên đây là những thông tin tổng hợp được về phương pháp ăn dặm BLW đang được rất nhiều mẹ quan tâm hiện nay. 

Tuy bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng mẹ hãy nhớ ăn dặm vẫn chỉ là bữa phụ, sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho bé trong suốt 12 tháng đầu đời. 

Chúc mẹ và bé có hành trình ăn dặm thú vị với phương pháp BLW để lớn nhanh và luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc