Bệnh viêm tai giữa diễn biến thầm lặng nhưng nguy hiểm với trẻ nhỏ
Do không có triệu chứng rõ rệt nên không phải bác sĩ chuyên khoa thì cũng khó lòng phát hiện bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
- Trẻ đi mẫu giáo dễ mắc bệnh, nguyên nhân do đâu?
- Trẻ bị nhược thị, căn bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm
Mục lục
Bệnh diễn biến âm thầm nên khó hiện
Theo như chị T.Thủy ở Cần Thơ chia sẻ thì con trai 5 tuổi của mình bị khò khè và chảy nước mũi xanh vào mỗi buổi sáng nhưng không kèm nóng, sốt nên chủ quan không đi khám. Đến lúc cho trẻ đi bác sĩ khoa nhi để thăm khám và nội soi thì phát hiện bé bị bệnh viêm tai giữa và tình trạng khá nặng khi hai bên tai đều có mủ. Lúc này thính lực của trẻ đã giảm sút và nếu để lâu nữa thì có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh nhận thức và phản xạ ngôn ngữ.
Hay một trường hợp khác là một bé 2 tuổi ở Vĩnh Long, bị ho, sỗ mũi và sốt nhẹ nhưng điều trị khỏi thì lại tái phát. Cha mẹ chưa từng nghĩa là bé bị bệnh lý liên quan đến tai cho đến khi nội soi thì phát hiện chứng viêm tai giữa và màng nhĩ căng phồng vì sưng to.
Hầu hết các bậc cha mẹ không nghĩ đến bệnh viêm tai giữa vì các triệu chứng của nó thể hiện ở các bộ phận mũi, họng. Nhiều trường hợp viêm tai khá nặng nhưng cảm giác đau tai lại khá mờ nhạt nên khiến người bệnh chủ quan và chỉ nghĩ đó là bệnh viêm họng hay viêm mũi.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm tai giữa
Theo một nghiên cứu vào năm 2015 thì đối tượng học mẫu giáo là dễ mắc bệnh viêm tai giữa hơn hết. Và do diễn biến của bệnh khá âm thầm nên bệnh viêm tai giữa tiết dịch chỉ được phát hiện khi tình cờ nội soi tai mũi họng cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý những triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa tiết dịch: sốt, nghẹt mũi, ho và sau đó là ngứa tai, trẻ hay đưa tay gãi tai, tai trẻ chảy dịch và thỉnh thoảng nghe nhói ở tai.
Nếu để quá lâu hoặc chữa trị không đúng phương pháp thì bệnh viêm tai giữa để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ như: nghe kém, mất tập trung, trẻ phản ứng chậm với mọi âm thanh từ bên ngoài,… Ngoài ra, kết quả học tập của trẻ có thể bị ảnh hưởng do sự mất tập trung, lơ đãng.
Theo bác sĩ Phạm Thanh Thế (Trường đại học Y dược Cần Thơ) cho biết không chữa trị dứt điểm thì bệnh viêm tai giữa phát triển theo 2 hướng cấp tính và mãn tính. Cấp tính, tức là dịch tiết ra từ tai sẽ làm viêm nhiễm các bộ phận xung quanh như xương chũm rồi thậm chí đến màng não,… Nặng có thể gây điếc vĩnh viễn hoặc liệt cơ mặt ở trẻ. Còn nếu mãn tính thì quá trình viêm nhiễm thường xuyên tái phát, lúc đầu dịch lỏng sau đó dần trở nên nhầy hơn khiến cho thính giác và sức khỏe của người bệnh suy giảm nghiêm trọng.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.