Các bệnh thường gặp trong giai đoạn trẻ ăn dặm

Giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm hẳn là rất thú vị, nhưng bên cạnh đó, mẹ cũng phấp phỏng những nỗi lo lắng vì trong giai đoạn này bé yêu còn non yếu, cơ thể bé dễ gặp phải nhiều vấn đề như dị ứng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón,… Lúc này, mẹ cần bình tĩnh để hiểu đúng bệnh và tìm cách khắc phục hiệu quả cho bé.

Các bệnh thường gặp trong giai đoạn trẻ ăn dặm

  1. Rối loạn tiêu hóa

Là các bệnh có nguyên nhân từ việc thay đổi thói quen ăn uống của bé, từ bú sữa sang ăn đặc.

Các bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp:

Chướng bụng, đầy hơi, ợ chua

Nôn trớ

Tiêu chảy

Táo bón

trẻ ăn dặm

Rất nhiều bệnh lý thường gặp ở giai đoạn trẻ ăn dặm

  1. Viêm tai giữa

Là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai của bé, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng khả năng nghe của bé.

Triệu chứng của viêm tai giữa giai đoạn trẻ ăn dặm:

Sốt, thường là sốt cao 39-40 độ C, nhức đầu

Bé quấy khóc nhiều

Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ

Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày

Không phản ứng khi có tiếng động

Đau tai, khó chịu

Khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai

  1. Nhiễm trùng đường hô hấp

Là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu, đường hô hấp chưa hoàn thiện, bé dễ bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng:

Ho

Sốt

Khó thở, thở nhanh hoặc thở khác thường

Đau họng

Chảy nước mũi

Chảy mủ tai.

Tại sao trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm?

+ Hệ tiêu hóa non yếu khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa rất đa dạng như bệnh lý của cơ thể, dùng thuốc…, đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột khi trẻ ăn dặm. Rối loạn tiêu hóa được thể hiện qua các triệu chứng như đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống…

Trẻ rối loạn tiêu hóa

Trẻ rối loạn tiêu hóa

+ Cho bé ăn dặm quá sớm

Thời điểm được khuyến cáo để cho bé bắt đầu ăn dặm là tháng thứ 6. Nếu ăn sớm hơn, sự hấp thu  kém khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

+ Quá ưu tiên đạm

Nhiều mẹ nấu bột cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng,… cho rằng như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé tập ăn dặm rối loạn tiêu hóa mà còn dễ khiến bé biếng ăn.

+ Cho trẻ ăn quá nhiều

Bé 6 tháng tuổi chỉ cần ăn 1-2 muỗng nhỏ bột/ 1 lần và chỉ ăn 1 lần/ngày. Nếu cho bé ăn nhiều hơn, lượng thức ăn sẽ vượt quá khả năng tiêu hóa của bé. Khi thức ăn không tiêu hóa được sẽ không được hấp thu khiến bé đi phân sống, ảnh hưởng lâu dài đến hệ đường ruột của bé.

+ Sử dụng kháng sinh

Không chỉ trong giai đoạn trẻ ăn dặm mà rất nhiều trẻ phải dùng kháng sinh điều trị một bệnh lý nào đó, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn có thể triệt tiêu cả lợi khuẩn vì thế gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Để tránh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khi cho bé ăn dặm, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc:

– Ăn từ ít đến nhiều.

– Ăn từ loãng đến sệt và đặc dần.

– Ăn từ đơn giản đến phức tạp hơn: thay đổi thức ăn, cách chế biến, màu sắc…

– Ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm: đạm, tinh bột, rau củ, béo; với lượng đạm là 15g/chén bột (tương đương 1 muỗng canh gạt).

– Ăn theo nhu cầu trẻ, không nên ép trẻ ăn.

Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc ăn dặm đúng cách trên, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Giai đoạn trẻ ăn dặm đầy bỡ ngỡ, khó khăn nhưng cũng rất thú vị, mẹ hãy đồng hành cùng bé trong việc làm quen cũng như thích nghi với chế độ ăn mới để con ăn ngon, hấp thu tốt và luôn khỏe mạnh nhé!

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc