Chỉ ra nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa thời kỳ ăn dặm
Rối loạn tiêu hóa xuất hiện trong giai đoạn bé ăn dặm là nỗi lo lắng thường trực của các bậc phụ huynh bởi tình trạng này kéo dài có thể kéo theo một loạt “hệ lụy” như trẻ biếng ăn, chậm lớn. Hãy cùng nhau nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề trẻ bị rối loạn tiêu hóa thời kỳ ăn dặm nhé mẹ.
Mục lục
Vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa thời kỳ ăn dặm?
Ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên, bé bắt đầu bước vào ăn dặm và làm quen với các loại thức ăn đặc hơn sau thời gian dài chỉ biết đến sữa. Chế độ dinh dưỡng mới này sẽ giúp bé có đủ chất và nạp đầy năng lượng dể đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng hoàn thiện của cơ thể.
Giai đoạn này có thể coi là bước tiến quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ song cũng là thời điểm tình trạng rối loạn tiêu hóa dễ nảy sinh và tái phát liên tục. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa thời kỳ ăn dặm là cách tốt nhất giúp mẹ có phương hướng phòng ngừa và khắc phục hiệu quả:
+ Ăn dặm quá sớm
Theo khuyến cáo, cha mẹ không nên cho con ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng tuổi trở lên. Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé còn yếu và chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylase và ptyalin ở nước bọt, thế nhưng phải từ 6 tháng tuổi trẻ lên, nước bọt của trẻ mới tiết ra nhiều. Theo đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến nhiều “hậu quả” cho đường ruột như mất cân bằng vi sinh, gây nên rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đau bụng,…
+ Chế độ ăn thay đổi đột ngột
Khi mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt nên chưa thích nghi kịp với sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn, từ sữa sang các thức ăn đa dạng hơn, từ dạng lỏng sang thức ăn đặc. Khi đường ruột phải làm việc quá tải, hệ vi sinh rất dễ bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
+ Thực phẩm quá giàu đạm
Các loại thực phẩm có thành phần giàu chất đạm thường khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải. Chính vì vậy, ở thời kỳ mà hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, nếu áp dụng thường xuyên chế độ ăn nhiều đạm sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng, biếng ăn ở trẻ.
+ Khẩu phần ăn quá nhiều
Lượng thức ăn nạp vào quá tải khả năng tiêu hóa của dạ dày khiến cơ thể trẻ không thể hấp thụ hết, đi ngoài ra phân sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột.
Nên làm gì khi trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm?
Để phòng tránh chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, các mẹ nên cho trẻ bú sữa hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu và chỉ cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 trở đi khi hệ tiêu hóa đã đủ khả năng tiêu hóa các loại thức ăn phức tạp hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách từ từ cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm bằng cách bắt đầu với các thực phẩm loãng, mềm, lượng vừa phải và dễ tiêu để giúp hệ tiêu hóa thích nghi dần dần. Đồng thời ,các bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ các thành phần tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin – khoáng.
Vì nguyên nhân chính của rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên giải pháp tốt nhất là bổ sung lợi khuẩn để lập lại cân bằng hệ vi sinh đã bị phá vỡ. Những sản phẩm này ngoài tác dụng cung cấp một số lượng lớn vi khuẩn có ích còn chứa nhiều vitamin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.