Hàng loạt nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp phải trong mùa hè khiến trẻ xanh xao, gầy yếu và kéo theo triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Trước tình trạng này, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè từ đó có giải pháp xử lý đúng đắn.
Mục lục
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè
Thời tiết khí hậu mùa hè lại đúng thời điểm trẻ được nghỉ học, được vui chơi, ăn uống thỏa thích là cơ hội để nhiều bệnh về tiêu hóa xuất hiện và tái phát. Tình trạng trẻ bị tiêu chảy cần xem xét 6 nguyên nhân này:
- Viêm dạ dày ruột: Viêm dạ dày ruột là bệnh phổ biến, có thể được gây ra bởi các loại vi rút khác nhau. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là rotavirus.
- Vi khuẩn lây nhiễm: Trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn lây nhiễm thường nặng, đôi khi kèm theo triệu chứng nôn và đau bụng, phân có máu. Bệnh này do vi khuẩn E. coli, salmonella… có trong thịt nướng chứa vi khuẩn gây ra.
- Ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây tiêu chảy. Nguyên nhân dẫn đến mắc loại ký sinh trùng này thường là do qua đường nước uống như nước chứa trong bể chứa, nước thông qua đường ống trên mái nhà có chứa giun đỏ…
- Kháng sinh: Nếu trẻ vẫn bị tiêu chảy trong khi điều trị kháng sinh hoặc sau khi điều trị thì có thể kháng sinh chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng.
- Thực phẩm đóng hộp: Uống nước trái cây đóng hộp quá nhiều, đặc biệt là những loại nước có nồng độ sorbitol và fructose cao cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày cho bé.
- Dị ứng sữa bò: Dị ứng sữa bò tuy không phổ biến nhưng nó cũng có thể gây ra tiêu chảy và nôn trớ nếu trẻ không hợp.
Biểu hiện các cấp độ tiêu chảy ở trẻ
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy trong mùa hè có những biểu hiện tùy theo mức độ bệnh:
– Tiêu chảy nhẹ: Bé đi ngoài dưới 10 lần/ngày, phân lỏng và bụng có biểu hiện căng nhẹ
– Tiêu chảy nặng: Bé đi ngoài trên 10 lần/ngày, phân lỏng. Ngoài ra bé còn có triệu chứng nôn, sốt, sắc da xám nhạt, thậm chí bé còn bị hôn mê hoặc co giật.
Nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?
– Bù nước cho trẻ: Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho bé uống oresol để bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất. Đồng thời, mẹ cho bé uống thêm các loại nước khác như nước canh, nước cháo, nước dừa,…
– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú nhiều hơn và cữ bú lâu hơn. Trẻ lớn hơn thì nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thức ăn cần được nấu nhừ, mềm, dễ tiêu.
– Chăm sóc trẻ đúng cách: Cha mẹ cần theo dõi số lần bé đi ngoài, số lượng, màu sắc phân và khả năng uống bù nước cũng như việc ăn uống của bé. Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.
– Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ: Hầu hết các trường hợp rối loạn tiêu hóa nói chung và tiêu chảy nói riêng đều do/dẫn đến hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng. Men vi sinh sẽ bổ sung cho hệ tiêu hóa của bé các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Nhờ đó giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm dần tình trạng tiêu chảy, chướng bụng, đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa, giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đặc biệt là những trường hợp trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, do chế độ ăn không phù hợp, thức ăn không đảm bảo,…
Men vi sinh Himita là lựa chọn tin cậy của nhiều mẹ ngay khi trẻ phải dùng kháng sinh bởi việc bổ sung lợi khuẩn lúc này là vô cùng cần thiết giúp ngăn chặn những hậu quả do kháng sinh gây ra.
Himita cung cấp 5 chủng lợi khuẩn có khả năng sống cao, giúp phòng và hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu khiến trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè hay các chứng táo bón, đầy bụng khó tiêu,… đồng thời giúp cho hệ tiêu hóa duy trì ổn định để trẻ ăn ngon, hấp thu tốt hơn.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.