Lý do khiến trẻ biếng ăn khi ăn dặm
Bắt đầu 6 tháng tuổi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, làm quen dần với những thức ăn mới lạ ngoài sữa. Thực tế có rất nhiều trẻ khi chuyển sang giai đoạn này bắt xuất hiện tình trạng biếng ăn gây thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến sụt cân, còi cọc, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Vậy tại sao có tình trạng này? phải làm thế nào nếu trẻ biếng ăn khi ăn dặm?
Mục lục
Lý do trẻ biếng ăn khi ăn dặm?
Theo các chuyên gia, bé chuyển từ giai đoạn bú mẹ hoàn toàn sang giai đoạn ăn dặm làm quen với các thức ăn lạ khiến trẻ khó khăn hơn trong việc thích nghi.
Đây là giai đoạn hệ thống tiêu hóa trẻ non yếu, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên việc cha mẹ lựa chọn thức ăn quá nhiều dinh dưỡng hoặc sử dụng gia vị khiến trẻ khó tiêu hóa, khó hấp dần trẻ hình thành nên thói quen sợ nản tránh đồ ăn, biếng ăn.
Bên cạnh đó, một số trẻ bị cho ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng khiến trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, khó hấp thu.
Cách chế biến thức ăn dặm, cách cho ăn cũng là nguyên nhân của tình trạng biếng ăn trong giai đoạn này của trẻ.
Làm thế nào để trẻ hứng thú ăn dặm?
Trẻ ăn dặm như thế nào để hạn chế tình trạng biếng ăn luôn được các bà mẹ quan tâm, đặc biệt là các bà mẹ trẻ có con lần đầu. Mẹ có thể tham khảo một số hướng dẫn sau để tránh tình trạng trẻ biếng ăn khi ăn dặm:
-
Ăn dặm đúng độ tuổi
Theo đúng chu kỳ phát triển của trẻ nên cho trẻ ăn dặm từ 5- 6 tháng tuổi trở đi. Các mẹ không nên quá suốt ruột cho cho trẻ ăn dặm quá sớm hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện trẻ dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn. Trẻ ăn dặm quá muộn trẻ thường thường có xu hướng khó chấp nhận thức ăn. Do đó các mẹ cần cho bé ăn dặm đúng độ tuổi:
– Giai đoạn ăn bột: Nên cho trẻ ăn dặm từ 5-7 tháng tuổi, các mẹ chỉ nên chọn các thức ăn có mùi vị nhẹ nhàng và được xay thật nhuyễn mịn, không cho trẻ ăn muối.
– Giai đoạn ăn cháo: Bé có thể tập ăn cháo từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 10, nên cho bé xen kẽ với bột và tăng dần lượng cháo để bé thích nghi dần. Tuyệt đối không chuyển từ bột sang cháo một cách đột ngột trẻ khó thích nghi dễ sinh ra tình trạng trẻ biếng ăn khi ăn dặm.
– Giai đoạn ăn cơm: Khi bé có số lượng răng nhất định khoảng 15 đến 20 răng bé cần chuyển sang dạng thức ăn cứng hơn để tăng phải phản xạ nhai và phát triển cơ hàm. Nên bắt đầu cho bé từ cơm nát để bé dần thích nghi.
-
Bữa ăn cần đủ chất dinh dưỡng
Một bữa ăn dặm cho bé cần đầy đủ 4 nhóm: Nhóm tinh bột (gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai) + nhóm đạm (bao gồm cá, thịt, trứng, sữa) + nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ, pho mai) + nhóm cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.
-
Không ép trẻ ăn quá nhiều bữa/ngày
Ở mỗi giai đoạn, trẻ cần nhu cầu năng lượng khác nhau để phát triển. Mẹ cần quan sát và cung cấp đúng nhu cầu của bé, tránh ép bé ăn quá nhiều, ăn hết lượng mẹ chuẩn bị sẽ khiến trẻ có cảm giác biếng ăn và sợ ăn.
-
Thời gian mỗi bữa ăn không nên kéo dài
Không nên “thỏa hiệp” với trẻ để ép trẻ ăn hết bát bằng việc mở ipad, tivi, đi ăn rong,… Thời gian ăn kéo dài khiến thức ăn vữa nát, mùi vị giảm, trẻ càng chán không muốn nuốt, lầu dần trẻ hình thành cảm giác sợ thức ăn, trẻ biếng ăn khi ăn dặm.
Mỗi bữa ăn chỉ kéo dài tối đa 30 phút, các bữa ăn cách nhau tối thiểu 2 giờ để trẻ có cảm giác đói và thèm ăn.
-
Tạo tâm lý thoải mái cho bé khi ăn
Trẻ có tâm lý thoải mái, cảm giác yên tâm, sẽ giúp bé vui vẻ và ăn ngon miệng hơn. Nên cho bé ăn cơm cùng gia đình, không khí gia đình giúp bé ăn ngon hơn.
Để tình trạng biếng ăn không còn gặp ở trẻ ăn dặm các mẹ nên áp dụng các biện pháp trên, đồng thời nên bổ sung thêm men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ các chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,… tăng cường tiêu hóa và hấp thu từ đó khiến trẻ ăn ngon một cách tự nhiên.
Trẻ biếng ăn khi ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh Himita có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc để bổ sung cho bé trong giai đoạn quan trọng này.
Thông tin sản phẩm cũng như cách sử dụng, địa chỉ hiệu thuốc gần nhất các mẹ có thể gọi đến tổng đài 18001125 để được hướng dẫn miễn phí ngay bây giờ nhé.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.