Mối nguy hại khôn lường khi trẻ đi ngoài phân sống
Đi ngoài phân sống là một chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nếu kéo dài sẽ khiến trẻ chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng… Trẻ đi ngoài phân sống do nguyên nhân gì? có nguy hiểm không? là những câu hỏi được các cha mẹ quan tâm. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này mời cha mẹ cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài phân sống
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân sống, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
+ Do ăn uống không khoa học, dư thừa chất
Mọi người thường có suy nghĩ cho trẻ ăn nhiều chất đạm, nhiều chất béo thì trẻ mới nhanh tăng cân và khỏe mạnh tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng chính cách ăn uống ăn uống như vậy làm mất cân bằng các nhóm dinh dưỡng, phá vỡ sự ổn định của hệ tiêu hóa gây nên chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chất dinh dưỡng không được hấp thu, đi ngoài phân sống.
+ Trẻ đi ngoài phân sống do sử dụng nhiều kháng sinh
Vì bản chất của kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn nếu trẻ sử dụng quá nhiều kháng sinh thì hệ thống lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thức ăn không được tiêu hóa, chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết khiến trẻ đi ngoài phân sống
+ Vấn đề vệ sinh môi trường sống
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nhiễm trùng đường tiêu hóa dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, tiêu chảy
Ngoài ra cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các thức ăn không phù hợp, khó tiêu khiến hệ tiêu hóa của trẻ không tiêu hóa được và đi ngoài phân sống. Hoặc chức năng gan kém, trẻ bị tắc ống mật cũng gây nên hiện tượng đi ngoài phân sống.
Mối nguy hại khôn lường khi trẻ đi ngoài phân sống
Nhiều mẹ thấy con đi ngoài phân sống nên lo lắng tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy về cho con uống mà không ý thức được việc làm này rất nguy hiểm, uống thuốc cầm tiêu sẽ khiến thức ăn dư thừa còn trong ruột không tống được ra bên ngoài gây tắc ruột rất nguy hiểm.
Nếu trẻ đi ngoài phân sống, có cái lợn cợn, phân rắn hoặc sệt, có nước và đi khoảng từ 1 – 3 lần/ngày thì cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy cứ để cho hệ tiêu hóa của trẻ tự phục hồi, tự đào thải độc tố cũng như chất dư thừa trong cơ thể.
Với trẻ sơ sinh từ 0 -3 tuổi mà bú mẹ hoàn toàn bị đi ngoài phân sống trong 3 tháng đầu sau sinh thì các mẹ cứ để như vậy trong 3 tháng mà vẫn thấy trẻ tăng cân bình thường thì các mẹ không cần điều trị gì, sau 2 đến 3 tháng tình trạng này sẽ tự giảm và bé sẽ đi ngoài như bình thường.
Còn với trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tuổi uống sữa công thức bị đi ngoài phân sống thì có thể hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi với sữa công thức, lúc này mẹ cũng không nên dùng thuốc can thiệp, nếu trẻ vẫn tăng cân đều và không có biểu hiện gì bất thường thì mẹ không cần làm gì cả, đến lúc bé thích nghi với sữa thì hiện tượng này cũng không còn.
Nếu mẹ thấy trẻ đi ngoài phân sống thường xuyên trong 3 tháng đầu sau sinh cộng với việc tăng cân chậm thì chắc chắn hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề, trẻ tiêu hóa kém hơn bình thường, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ và có các phương pháp cải thiện kịp thời
Nếu trẻ đi ngoài từ 4 – 5 lần trở lên, phân có nhiều nước có thể trẻ đã bị tiêu chảy. Số lần tiêu chảy tăng lên 10 lần/ngày, trẻ mệt mỏi, bỏ ăn… thì trẻ đang bị tiêu chảy cấp cần được cấp cứu ngay.
Ngoài ra nếu trẻ đi ngoài trong phân có máu tươi, nhiều nước, trẻ ăn uống kém hoặc đi ngoài liên tục nhiều lần, có biểu hiện nóng sốt, nôn ói thì cha mẹ cần lưu ý theo dõi và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Trẻ đi ngoài phân sống do dùng kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ men vi sinh để thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thu của trẻ.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.