Nguyên do trẻ hay mắc bệnh đường tiêu hóa
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang phát triển và hoàn thiện nên vẫn rất non yếu. Chính vì thế trẻ hay mắc bệnh đường tiêu hóa, cùng với đó là một loat những nguyên do trực tiếp và gián tiếp khác khiến cho hoạt động tiêu hóa của trẻ gặp trục trặc.
Mục lục
Những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp
- Nôn, ói, trớ
Nôn là hiện tương đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột, Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng.
Nôn trớ sinh lý: Sau khi sinh do dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên trẻ rất dễ bị nôn trớ. Sau 7-8 tháng, trớ sinh lý không còn nữa
- Tiêu chảy
Trẻ hay mắc bệnh đường tiêu hóa trong đó tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến nhất thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, và là nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tiêu chảy cấp xảy ra khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.
Nếu tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài, những trường hợp tiêu chảy xảy ra sớm ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kéo dài thường đường chẩn đoán là tiêu chảy mạn tính.
- Táo bón
Là tình trạng trẻ đi tiêu không thường xuyên, 2-3 ngày đi một lần. Phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi, hoặc rắn to, bụng bị cứng và có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được hoặc trẻ không có cảm giác mót đi ngoài, khó đi tiêu trẻ phải rặn gắng sức, có thể đi tiêu gây nứt rách hậu môn, chảy máu.
- Đầy bụng khó tiêu
Các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, ợ hơi,… thường xuất hiện ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện hôi miệng.
Nguyên do trẻ hay mắc bệnh đường tiêu hóa?
Cấu trúc ruột của trẻ em dài hơn người lớn, trong đó độ dài ruột của trẻ sơ sinh gấp 7-8 lần chiều dài cơ thể và gấp người trưởng thành là 4-5 lần. Diện tích ống tiêu hóa của trẻ tương đối lớn, thành ruột rất mỏng, mạch máu nhỏ dưới niêm mạc nhiều, thẩm thấu cao, nên tỉ lệ hấp thu cao.
Nhưng cũng do thành ruột mỏng, khi đường tiêu hóa nhiễm trùng thì chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc.
Thành đại tràng của trẻ mỏng, sự cố định giữa đại tràng lên và đại tràng xuống với thành sau bụng yếu nên dễ gây lồng ruột. Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện do vậy đường ruột rất dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, dẫn đến các rối loạn hệ tiêu hóa biểu hiện bằng các triệu chứng như phân sống, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu…
Vì vậy, nên bổ sung men vi sinh cho trẻ để hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn giúp ích cho sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Men vi sinh (Probiotic) chỉ những vi khuẩn có lợi kí sinh trong lòng ruột, những vi sinh vật này khi được đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ, chúng sẽ có lợi cho sức khỏe. Những vi khuẩn có lợi này góp phần tích cực vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và cả trong vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của hại khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.
Trẻ hay mắc bệnh đường tiêu hóa, ngoài chế độ ăn phù hợp, sinh hoạt hợp lý, vệ sinh đảm bảo thì cha mẹ nên chú ý bổ sung men vi sinh theo từng đợt cho trẻ vừa phòng vừa hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm men vi sinh trên thị trường, các mẹ có thể tham khảo sử dụng men vi sinh Himita (có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc), đây là sản phẩm uy tín, chất lượng được rất nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.