Những sai lầm nghiêm trọng khi trị biếng ăn ở trẻ
Theo thống kê, có khoảng 60% trẻ từ 6 tháng tới 3 tuổi gặp tình trạng biếng ăn. Hầu hết cha mẹ đều tìm các giải pháp để làm sao giúp con giải quyết được tình trạng này. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp gặp phải những sai lầm nghiêm trọng khi trị biếng ăn ở trẻ.
Mục lục
Những sai lầm nghiêm trọng khi trị biếng ăn ở trẻ
+ Để mặc khi nào trẻ đói sẽ tự đòi ăn
Đây là một suy nghĩ rất cực đoan của nhiều bà mẹ bởi họ tin rằng, nếu để trẻ đói, trẻ sẽ tự đòi ăn chủ động. Tuy nhiên, không ít trường hợp trẻ nhịn ăn hoàn toàn hơn 1 ngày, dẫn đến việc không bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, bị suy dinh dưỡng, miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ biếng ăn rất có thể trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe ở đường tiêu hóa hoặc là vấn đề về tâm lý. Các mẹ cần đặc biệt chú ý tìm hiểu nguyên nhân, có thể cho trẻ đi khám tại chuyên khoa và nghe tư vấn của bác sỹ.
+ Thời gian bữa ăn kéo dài quá lâu
Các chuyên gia khuyên cha mẹ chỉ nên cho con ăn trong khoảng thời gian 30 phút/ bữa ăn, bởi đây là thời gian lý tưởng để bé cảm nhận hương vị của thức ăn và tiếp nhận dinh dưỡng từ thức ăn một cách trọn vẹn, đồng thời lúc này thức ăn cũng dễ dàng tiêu hóa – hấp thu – chuyển hóa trong cơ thể.
Tuy nhiên có không ít mẹ cho con ăn kéo dài đến cả tiếng đồng hồ để làm sao trẻ có thể ăn hết lượng thức ăn bố mẹ đã chế biến, việc làm này vừa khiến con có tâm lý sợ ăn, vừa khiến thức ăn bị vữa nát không còn ngon miệng và hệ tiêu hóa của con làm việc kéo dài sẽ bị ảnh hưởng sau này.
+ Dụ trẻ ăn bằng đồ chơi công nghệ
Nhiều cha mẹ dùng các thiết bị như điện thoại, ipad, tivi… để tạo hứng thú cho trẻ khi con biếng ăn. Đây hoàn toàn là việc làm không nên dù ban đầu nó sẽ giúp trẻ có vẻ ăn tốt hơn nhưng chúng ăn không phải vì cơ thể muốn ăn mà vì một lợi ích khác. Lâu dài sẽ trở thành thói quen khiến trẻ không tập trung khi ăn và ảnh hưởng không tốt đến trẻ.
+ Thúc ép trẻ ăn theo số lượng
Thay vì cho trẻ ăn theo nhu cầu, nhiều mẹ vẫn giữ thói quen ép trẻ ăn trong sợ hãi. Khi bị ép ăn, trẻ có xu hướng hình thành tâm lý răng việc ăn của trẻ là điều bắt buộc và chúng miễn cưỡng ăn, hậu quả là khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng sẽ giảm sút rõ rệt. Lâu dài trẻ sẽ không muốn hợp tác và trốn tránh các bữa ăn.
+ Dùng thuốc cam trị biếng ăn
Nhiều cha mẹ tìm tới các bài thuốc dân gian truyền miệng với tác dụng chống biếng ăn gọi chung là thuốc Cam. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc cam thảo dược trên thị trường đều có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại nặng, đặc biệt là chì. Đã có không ít trường hợp trẻ nhập viện vì ngộ độc chì cấp tính dẫn tới suy gan, suy thận.
Ngoài ra, có trẻ sử dụng thuốc cam lâu ngày bị ngộ độc gây giảm phát triển trí tuệ, chiều cao và dễ mắc bệnh lý mạn tính khi trưởng thành. Chính vì vậy, các mẹ cần ngưng ngay việc sử dụng thuốc cam để trị biếng ăn cho trẻ.
Lời khuyên của các chuyên gia
Muốn trị biếng ăn ở trẻ, cha mẹ cần hiểu tâm lý của con trong từng giai đoạn để có những biện pháp áp dụng phù hợp. Thay vì mắc phải những sai lầm trên, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giúp trẻ ăn khỏe một cách tự nhiên:
-Tập thói quen cho trẻ ăn đúng giờ.
– Đa dạng hóa các loại thực phẩm cho trẻ để tạo hứng thú ăn uống và cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.
– Nắm bắt tâm lý của trẻ qua từng giai đoạn: trẻ nhỏ hơn 1 tuổi con cần yêu thương, vỗ về. Trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi trẻ thường khóc, bướng, hay “ăn vạ” là chuyện bình thường nên việc quát mắng hay ép buộc trẻ ăn càng làm cho tình trạng nặng nề hơn, giai đoạn này cần tìm hiểu nguyên nhân, bình tĩnh, kiên nhẫn với trẻ. Trẻ 3 tuổi – 6 tuổi trẻ thích mình là trung tâm, thích tự lập vì thế mẹ nên khuyến khích con chọn món ăn, khuyến khích con tự xúc ăn sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.
– Tuyệt đối không ép trẻ ăn quá mức nếu trẻ không muốn.
– Cho trẻ đi khám bác sỹ nếu tình trạng biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và trí tuệ của bé.
Ngoài những biện pháp trị biếng ăn ở trẻ một cách tự nhiên, an toàn nhất, mẹ nên bổ sung các chế phẩm men vi sinh có chứa lợi khuẩn đường ruột giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, hoạt động suôn sẻ bởi chỉ khi “bụng khỏe” trẻ mới có thể ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt để phát triển đúng chuẩn.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.