Phân loại rối loạn tiêu hóa và cách xử lý khi trẻ mắc bệnh
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng thay đổi hay xuất hiện một số triệu chứng ở đường tiêu hoá ví dụ như đau bụng, buồn nôn, nôn, thay đổi thói quen đại tiện… Ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng này, tuỳ thuộc vào mỗi người mà biểu hiện khác nhau.
Mục lục
Phân loại rối loạn tiêu hóa
+ Do bệnh lý
Rối loạn tiêu hoá do một vài bệnh lý thường gặp như hiện tượng ăn không tiêu, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn và nôn, đau bụng âm ỉ hay đau từng cơn… Tuy nhiên tùy thuộc vào từng đối tượng mà triệu chứng xuất hiện khác nhau, không nhất thiết phải có đầy đủ những triệu chứng.
Cụ thể:
-Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét dạ dày ) đau khi đói hoặc sau ăn, hay đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (đối với trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn).
-Viêm ruột thừa cấp tính thường có có cảm giác đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, thường gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn, bí trung, đại tiện.
-Bệnh nhân bị sỏi thận ngoài cảm giác đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, thì đầy hơi trướng bụng, buồn nôn và nôn cũng có xuất hiện.
-Một số bệnh nhân mắc viêm ruột cấp tính cũng bị mắc chứng bệnh rối loạn tiêu hoá như đau bụng, nôn, đi lỏng nhiều lần… Viêm đại tràng co thắt có một số biểu hiện của rối loạn tiêu hoá có phần khác với bệnh viêm ruột cấp tính.
-Các cơ quan ngoài đường tiêu hoá khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hoá như thiểu năng tuần hoàn não hay bệnh rối loạn ốc tiền đình.
Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý thường gặp ở người lớn hơn là trẻ nhỏ.
+ Rối loạn không phải là bệnh lý
Rối loạn tiêu hoá trong một vài trường hợp không phải là bệnh lý, ví dụ như do chế độ ăn không phù hợp dẫn tới hệ tiêu hoá hoạt động không bình thường.
Một số trường hợp do mắc các bệnh về nhiễm khuẩn nào đó và phải sử dụng những loại kháng sinh, người bệnh sử dụng tuy nhiên lại không tuân theo chỉ định của bác sĩ dẫn tới mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột khiến phân lúc táo, lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão… kèm theo một số cơn đau bụng thường xuyên.
Để xác định có bị loạn khuẩn đường tiêu hoá hay không thì cần phải làm xét nghiệm phân, sau đó có kết quả thì sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá ở từng người sẽ khác nhau nên sẽ có một số cách xử lý cũng khác nhau. Đối với những trẻ đang bú mẹ, đang ăn dặm, trẻ mới đi mẫu giáo nếu xảy ra trường hợp rối loạn tiêu hoá nên đưa tới những cơ sở y tế để được thăm khám.
Khi có kèm theo đau bụng thì bệnh nhân cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng tránh mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày hay ngộ độc thực phẩm… Nếu không đi khám ngay bệnh có thể nguy hiểm tới tính mạng con người.
Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn cần sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không nên tuỳ tiện sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ không chỉ khiến trẻ mệt mỏi và mất nước, hấp thu kém, chậm tăng cân mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ do đó cha mẹ không nên chủ quan khi con có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, các bậc cha mẹ cần chú ý phòng tránh và điều trị kịp thời khi trẻ bị bệnh. Giữ gìn vệ sinh, tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và khoa học… Đặc biệt, cần bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột cho trẻ.
Cha mẹ có thể lựa chọn sản phẩm men vi sinh Himita của Hàn Quốc để giúp phòng và cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa cho trẻ, đồng thời giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.