Tiết lộ 3 nguyên nhân khiến trẻ hay bị đầy bụng

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu như trẻ bỏ ăn, kén ăn và ăn ít hơn thường ngày, có thể kèm theo buồn nôn, nôn ói khi mới ăn xong. Ngoài ra, trẻ còn hay quấy khóc về đêm do chướng bụng gây khó ngủ ở trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ hay bị đầy bụng?

Nguyên nhân khiến trẻ hay bị đầy bụng

+ Trẻ bị đầy bụng do các bệnh về tiêu hoá

Đầy hơi ở trẻ đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hóa.

Đầy bụng là một vấn đề về tiêu hóa

Chẳng hạn như:

-Chứng trào ngược dạ dày – thực quản: Không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, nên đôi khi bị nhầm lẫn là bé chỉ bị đầy hơi.

-Tiêu chảy khiến bé bị mất chất điện giải nhiều qua phân (điển hình là kali) sẽ gây đầy hơi chướng bụng, dẫn đến chèn ép cơ hoành, gây nôn ói nhiều.

-Táo bón gây ứ phân nên vi trùng sẽ sinh hơi trong đại tràng làm bụng bé hay bị đầy hơi.

-Bé bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán) cũng gây bụng căng chướng.

-Những hội chứng đại tràng kích thích, bệnh giảm nhu động ruột, phình đại tràng bẩm sinh làm hơi chứa lâu trong ruột gây chướng bụng.

-Có trường hợp bé ở bất dung nạp đường lactose, tinh bột thì khi ăn thực phẩm có các thành phần này sẽ sinh hơi nhiều gây đầy hơi chướng bụng.

 trẻ hay bị đầy bụng

Bất dung nạp lactose khiến trẻ hay bị đầy bụng sau khi uống sữa

+ Đầy bụng do chế độ dinh dưỡng

Phần lớn đầy hơi ở trẻ nhỏ chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Nhiều phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (khi chưa mọc đủ răng hàm) hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi dẫn đến bụng chướng căng.

Đối với trẻ nhỏ, việc ép hoặc cho ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày và chiều dài ruột tương ứng vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Nếu bị ép ăn quá nhiều một bữa hoặc bữa ăn quá gần nhau, chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. 

Ép trẻ ăn quá nhiều

Ép trẻ ăn quá nhiều một lúc cũng khiến con bị đầy bụng

Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống. Một số trẻ khả năng tiêu hóa kém với một số loại thức ăn như: xôi nếp, bánh chưng, bánh tét, thức ăn nhiều dầu mỡ… Cha mẹ không biết lại cho trẻ ăn và kết quả là trẻ bị ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu.

+ Đầy bụng do vệ sinh thực phẩm

Không đảm bảo vệ sinh thực phẩm cũng là nguyên nhân của chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ bị đầy bụng do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu. Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột. Khi ăn phải những thức ăn này, trẻ bị đầy hơi chướng bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Đó là 3 nguyên nhân cơ bản gây chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ, bên cạnh đó nếu trẻ thường xuyên phải uống kháng sinh cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa bởi kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn ức chế vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột

Trẻ hay bị đầy bụng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ vì thế mẹ cần theo dõi sát sao và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, nhu cầu của trẻ, mẹ nên chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cách cho trẻ ăn,…

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc