Trẻ bị quai bị và cách điều trị, phòng ngừa cần biết
Quai bị là căn bệnh phổ biến ở trẻ, dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả lớn. Do đó cha mẹ cần phải lưu tâm khi trẻ bị quai bị.
- Trẻ bị thủy đậu khi trở mùa, cha mẹ cần phải lưu ý
- Trẻ đại tiện ra máu – có phải triệu chứng của bệnh trĩ?
Mục lục
Bệnh quai bị là gì?
Đây là căn bệnh thường xuất hiện vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nguyên nhân gây ra bệnh do siêu vi hoặc virus Paramyxovirus.
Lứa tuổi dễ mắc bệnh quai bị là từ 3 đến 5 tuổi. Nếu như do siêu vi thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Còn trường hợp do virus gây ra thì phải đến bệnh viện chữa trị càng sớm càng tốt. Vì để lâu có thể dẫn đến viêm tinh hoàn (nam) và viêm buồng trứng (nữ), nặng có thể bị vô sinh sau này.
Cơ chế lây lan của bệnh quai bị
Bệnh quai bị thực chất là bệnh viêm tuyến mang tai, tuyến nước bọt, lây nhiễm trực tiếp từ đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi.
Theo chuyên gia thì trẻ dưới 2 tuổi ít có nguy cơ mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi thì nguy cơ tăng dần và dễ mắc nhất là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Thời gian ủ bệnh quai bị có thể kéo dài từ 14 đến 24 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Triệu chứng khi trẻ bị quai bị
- Thời gian ủ bệnh (14-24) trẻ hoàn toàn không có triệu chứng rõ rệt.
- Giai đoạn phát bệnh, trẻ có triệu chứng sốt cao (trên 38 độ).
- Sưng tuyến nước bọt, tức bên má trẻ sưng to, không đỏ nhưng ấn vào sẽ đau.
- Các triệu chứng đau ngày một nhiều và trẻ có thể bỏ ăn, sợ ánh sáng chói. Ngoài ra có thể có triệu chứng đau đầu ở một số trẻ.
- Hầu hết các triệu chứng sẽ tự khỏi sau vài ngày nhưng lúc này trẻ vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.
Những biến chứng thường gặp ở trẻ bị quai bị
- Viêm não: khả năng xảy ra khoảng 0,5% và thường thì biến chứng này xuất hiện sau khi phát bệnh 2-3 tuần.
- Viêm tinh hoàn: chiếm khoảng 2%, thường xảy ra sau khi viêm tuyến mang tai 7-10 ngày. Tinh hoàn trẻ bị sưng to, rất đau và nếu cả 2 tinh hoàn đều bị thì sẽ dẫn đến vô sinh.
- Viêm buồn trứng: chiếm khoảng 4%, trẻ (dậy thì) bị đau vùng thượng vị và vùng gần xương chậu, có thể 1 bên hoặc 2 bên.
Chắm sóc trẻ bị quai bị
Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này nên cah mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để chăm sóc và theo dõi ngay khi có triệu chứng.
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây khi chăm sóc trẻ bị quai bị:
- Cho trẻ tránh gió, giữ trong phòng kín trong thơi gian má trẻ còn sưng to.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Vệ sinh vùng khoang miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên trong ngày.
- Chườm nước nóng quanh góc hàm bên sưng to.
- Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc dân gian nào để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.