Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn, xử lý không khéo gây mù mắt
Ngoài những triệu chứng như nôn trớ, nghẹ mũi, ho về đêm thì trẻ sơ sinh bị đổ ghèn cũng là vấn đề nên được quan tâm. Bởi vì tình trạng này có thể gây nhiễm trùng giác mạc hay mù mắt nếu như xử lý không tốt.
- Trẻ đi mẫu giáo dễ mắc bệnh, nguyên nhân do đâu?
- Trẻ bị nôn trớ là hiện tượng bình thường hay bất thường?
Mục lục
Tại sao trẻ sơ sinh bị đổ ghèn nhiều?
Thực chất đây là triệu chứng hết sức bình thường ở giai đoạn sơ sinh. Nguyên nhân trẻ đổ ghèn là do lúc sinh, một số dung dịch từ mẹ như máu, nước ối xâm nhập vào mắt trẻ. Thông thường, chứng đổ ghèn ờ trẻ sơ sinh sẽ khỏi trong vài ngày và có thể tái lại sau đó. Tuy nhiên, cũng không hiếm trường hợp trẻ sơ sinh không đổ nhiều ghèn trong thời gian đầu mà một khoảng lâu sau mới xuất hiện. Trường hợp này cần nghĩ đến các chứng bệnh về mắt như đau mắt tỏ hay liên quan đến tuyến lệ của trẻ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị đổ ghèn nhiều
Trường hợp đau mắt đỏ
Để nhận biết đau mắt đỏ thì cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện của bệnh sau đây: mắt trẻ đỏ rực, hằn lên nhiều vết gân máu, đổ ghèn liên tục khóe mắt, ban đầu đỏ 1 bên mắt và sau đó lan sang bên mắt còn lại. Ghèn mắt sẽ có màu vàng hoặc xanh, trẻ liên tục dụi mắt và chảy nước mắt, rất khó chịu.
Thực hiện những bước sau đây để xử lý kịp thời:
- Ngay khi một bên mắt trẻ bị đỏ thì phải cẩn thận không để vây vào mắt bên kia.
- Không để trẻ dụi mắt và liên tục lau tay, chân cho trẻ để giữ vệ sinh.
- Không tự ý nhỏ thuốc mắt như người lớn, tất cả những gì cho trẻ uống hay nhỏ vào mắt đều phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không nên áp dụng các phương pháp dân gian (nước muối tự pha, nước cốt rau răm) vì có thể gây tổn thương giác mạc còn rất yếu của trẻ sơ sinh.
Cách làm sạch ghèn quanh mắt
Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý lau sạch mắt cho trẻ. Lưu ý lập tức lau mắt khi thấy ghèn khô và đóng mảng để trẻ có thể nhắm và mở mắt dễ dàng hơn.
Bậc cha mẹ cũng có thể dùng ngón tay day nhẹ theo chiều kim đồng hồ ở phần đuôi mắt sau khi nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ (có thể nhỏ 6 lần trong ngày).
Lưu ý trường hợp nhiễm trùng nặng
Nếu như những cách trên không phát huy tác dụng, sau 2 ngày nhưng mắt trẻ không có tiến triển tốt thì lập tức đưa trẻ đến chuyên khoa mắt để thăm khám. Trường hợp này bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ dùng kháng sinh bởi nước muối không thể tiêu diệt được mầm móng gây bệnh ở mắt trẻ.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.