Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp, mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển. Vì vậy, các mẹ cần phải có kiến thức chăm sóc và khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị cũng như cách phòng ngừa cho bé yêu nhà bạn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể là do mẹ cho bé bú ngoài sớm hoặc chế độ ăn uống của mẹ khi cho bé bú không đúng

Những cơn sôi bụng thường làm trẻ khó chịu, quấy khóc thường xuyên bởi sự tắc nghẽn lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc những nơi nào đó trong hệ tiêu hóa đường ruột. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

Mẹ cho trẻ bú ngoài quá sớm, cơ thể bé không thể dung nạp được lượng lactose có trong những loại sữa ngoài, sữa pha theo công thức.  Hàm lượng lactose khi không được dung nạp vào bên trong sẽ tích tụ ở ruột, gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Mẹ cho bé bú bình không đúng cách, vệ sinh bình sữa chưa sạch hoặc pha sữa chưa đúng khiến trẻ nuốt phải không khí trong lúc bú.

Cũng có thể do chế độ ăn uống của mẹ, với những mẹ đang cho con bú khi ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hay đồ cay nóng sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa đường ruột của trẻ, khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Mẹ thay đổi tư thế cho con bú

Thay đổi tư thế bú cho bé

Thay đổi tư thế bú cho bé cũng chính là cách giúp bé yêu hạn chế hiện tượng sôi bụng

Khi thấy trẻ khóc, đồng thời nghe được những âm thanh, mẹ hãy cố gắng giúp khí đi qua đường tiêu hóa bằng cách thay đổi tư thế bú của trẻ.

Đối với trẻ bú sữa mẹ: hãy để mẹ đặt đầu bé lên vai rồi nhẹ nhàng vỗ vào lưng để bé ợ nóng.  Hoặc có thể cho bé nằm xuống, sau đó gập đầu gối và di chuyển nhẹ nhàng từng chân trẻ.

Với trẻ bú bình, các mẹ hãy đảm bảo miệng trẻ ngậm vừa núm vú, điều này ngăn không cho trẻ nuốt phải không khí trong khi bú dẫn tới sôi bụng.

Mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống

Có rất nhiều thực phẩm mẹ không biết rằng khi đang cho bé bú thì không nên ăn vì có thể sinh ra hơi khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

Mẹ cho con bú cần thay đổi chế độ ăn

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn nhiều non nớt, nhạy cảm và chưa được hoàn thiện nên các mẹ chú ý hạn chế những thực phẩm: cam, quýt, cà chua, cải bắp, giá đỗ, các sản phẩm từ sữa đậu nành và sản phẩm sữa khác để giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ.

Cách phòng ngừa sôi bụng cho trẻ

Cách tốt nhất để giúp bé phát triển nhanh, an toàn chính là nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Điều này cũng chính là cách giúp trẻ hạn chế sôi bụng hay gặp những vấn đề về tiêu hóa.

Nếu mẹ ít sữa hãy cho bé bú nhiều lần trong ngày, bên cạnh đó mẹ có thể tự điều chỉnh để tiết lượng sữa nhiều hơn.

Nếu trong trường hợp các mẹ bắt buộc phải sử dụng sữa ngoài cho bé thì chú ý tìm hiểu thật cặn kẽ thành phần cũng như cách pha chế trước khi cho bé uống để hạn chế hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

Các mẹ chú ý chế độ ăn uống của mình: hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu, cay nóng thay vào đó ăn nhiều rau củ quả và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Pha sữa cho bé

Pha sữa cho bé yêu đúng cách đúng liều lượng, hạn chế bọt khí

Khi pha sữa cho bé bú, mẹ chú ý pha sữa đúng cách theo như hướng dẫn, nhẹ nhàng khuấy sữa để hạn chế xuất hiện bong bóng khí. Trước khi cho bé bú mẹ nên pha sữa trước 10 phút, dựng đứng bình sữa để tăng thời gian phân hủy bọt khí, điều này giúp bé yêu tránh được hiện tượng sôi bụng, khó chịu.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng chính là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường, không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, tiếng sôi bụng phát ra từ bụng trẻ ngày càng to hơn, sắc hơn thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện ra bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc