Giảm đầy bụng khó tiêu cho con trong vài giờ, mẹ Thái Nguyên đã dùng tuyệt chiêu gì?

Đối với trẻ nhỏ, đầy bụng khó tiêu được ví như “vị khách không mời” mà đến thường xuyên gây khó chịu cho con, lo lắng mệt mỏi cho mẹ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mẹ “cao tay” loại trừ chứng bệnh đáng ghét này ngay khi có dấu hiệu. Hãy cùng học hỏi qua chia sẻ dưới đây từ một mẹ trẻ nhé!

Giảm đầy bụng khó tiêu cho con trong vài giờ, mẹ Thái Nguyên đã dùng tuyệt chiêu gì?

Chị Lưu Thị Hòa (hiện đang sinh sống và làm việc tại Phổ Yên – Thái Nguyên) tâm sự: “Mình đã có 2 bé, trộm vía đều lớn khỏe, ngoan ngoãn. Nếu như anh cả ít ốm đau, ăn tốt, ngủ kỹ, tăng cân vù vù, cao lớn nhất lớp thì bé thứ hai nhà mình lại hơi còi so với các bạn, nguyên do là bởi con từ lúc mấy tháng tuổi đã thường xuyên bị các vấn đề tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phân lỏng,… đặc biệt là chứng đầy bụng khó tiêu “đeo bám” đến tận khi bé 2 tuổi. Mặc dù kinh nghiệm chăm con mình áp dụng y như đối với anh cả của bé nhưng không hiểu sao con vẫn hay bị khó chịu ở bụng như vậy. Đêm nằm xoa bụng cho con mà xót hết cả ruột, mình tìm đủ mọi cách cải thiện, ai mách gì cũng thử nhưng cũng chỉ thuyên giảm được phần nào. Tình trạng này kéo dài khiến bé nhà mình chán ăn, hay quấy khóc, chậm tăng cân,… làm mình mất ăn mất ngủ một thời gian.”

Đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng thường gặp ở trẻ

Theo các chuyên gia, tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa được phù hợp. Nhiều phụ huynh do không biết cách, cho trẻ ăn dặm sớm (trước  5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (khi chưa mọc đủ răng hàm), hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng chướng căng.

Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày (bao tử) và chiều dài ruột tương ứng. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Nếu bị ép ăn quá nhiều một lúc hoặc chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi ngoài, đầy bụng ở trẻ.

Một số trẻ khả năng tiêu hóa kém với một số loại thức ăn như nếp, xôi, bánh chưng, bánh tét, thức ăn nhiều dầu mỡ… dễ khiến trẻ bị ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu.

Trẻ bị đầy bụng do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu cũng không hiếm gặp. Ngoài ra, trẻ thường xuyên phải dùng kháng sinh cũng dễ xảy ra những triệu chứng khó chịu này.

Đầy bụng khó tiêu

Mẹ nên dành thời gian cho con để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục

Chị Hòa cũng nhận ra chế độ ăn uống của con đúng là có điểm chưa hợp lý và khoa học vì thế chị đã điều chỉnh ngay để có thể giúp con đẩy lùi chứng đầy bụng khó tiêu:

Bé nhà bạn cũng đang gặp phải tình trạng đầy bụng khó tiêu, hãy tham khảo tuyệt chiêu trên của mẹ Thái Nguyên để khỏe bụng con, nhẹ lòng mẹ nhé!

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc