Lý giải vì sao trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón

Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh là đại tiện khó khăn, rặn nhiều, mặt đỏ khi đại tiện, phân keo như đất sét, dính bết,… Táo bón ở trẻ sẽ được cải thiện nhanh nếu cha mẹ nhận biết sớm, tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. Vậy tại sao trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón?

Định nghĩa táo bón ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, định nghĩa táo bón thường dựa vào trạng thái phân của trẻ hơn là tần suất đại tiện.

Trẻ sơ sinh được coi là bị táo bón nếu đại tiện ra phân cứng, khuôn nhỏ như phân dê hoặc nếu phân rất lớn, chắc và khó “tống” ra ngoài.

Hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh là táo bón chức năng, có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp do nguyên nhân khác (do sữa, do trẻ bị bệnh).

Vì sao trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón?

  • Mẹ bị táo bón, trẻ bú mẹ cũng có thể bị táo bón theo mẹ. Mẹ ăn nhiều gừng, nghệ, uống thuốc bắc, chè vằng, thường xuyên bổ sung các chế phẩm chứa sắt và canxi khiến cho trẻ bú sữa mẹ bị nóng và gây táo bón.
trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón

Trẻ sơ sinh bú bị táo bón có thể do sữa mẹ

  • Táo bón ở trẻ sơ sinh còn do bé bị ốm, bị sốt nên ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể mất nước. Nhiều trường hợp trẻ do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, giảm ho chứa codein, uống bổ sung canxi cũng gây táo bón.
  • Đặc biệt cha mẹ lạm dụng thuốc nhuận tràng, bơm thụt hoặc ngoáy hậu môn làm cho trẻ thụ động khi đại tiện, nhu động giảm, phân chậm di chuyển, táo bón xảy ra nhiều hơn.

Tần suất đi đại tiện của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn (bú mẹ cho đến khi 6 tháng tuổi) ít khi bị táo bón. Trẻ 1-2 tháng tuổi thường đi đại tiện thường xuyên khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày nhưng sau đó trẻ sẽ bắt đầu đi ít hơn. Có một vài trẻ bú sữa mẹ chỉ đại tiện 1 lần trong vòng 1-2 tuần, miễn là phân có nước hoặc mềm, thì sẽ được coi là bình thường và không bị táo bón.

Tại sao trẻ bú sữa mẹ đi đại tiện ít như vậy nhưng vẫn có trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón? Điều này được lý giải là bởi vì sữa mẹ được tiêu hóa rất tốt mà không có nhiều chất cặn còn lại để tạo thành phân. Tuy nhiên, cho đến khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn rắn, như ngũ cốc, tần suất đi đại tiện của trẻ có thể sẽ thay đổi, trẻ sẽ đi đại tiện thường xuyên hơn và có thể phân sẽ cứng hơn.

Điều trị táo bón ở trẻ bú mẹ

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón khiến rất nhiều mẹ trẻ hoang mang dù tình trạng táo bón không phổ biến ở trẻ bú mẹ hoàn toàn.

táo bón ở trẻ

Táo bón ở trẻ khiến mẹ lo lắng

Nhưng tình trạng này phổ biến khi thức ăn rắn được đưa vào chế độ ăn của trẻ, khi đó, kể cả nếu trẻ đi đại tiện với tần suất bình thường cũng được coi là bị táo bón nếu trẻ phải rặn nhiều hoặc nếu trẻ cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện.

Ngoài ra, trẻ bị đau khi đại tiện có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhịn đi đại tiện để tránh đau. Điều này sẽ gây nên một “vòng tuần hoàn” bệnh lý, trẻ càng nhịn đại tiện thì tình trạng táo bón càng nặng và càng đau hơn mỗi lần đi ngoài.

Đa số các trường hợp táo bón kể trên, sự thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp điều trị tình trạng táo bón nhưng nếu trẻ  bắt đầu nhịn đi đại tiện, cần phải cho trẻ sử dụng thuốc nhuận tràng. Lưu ý, chỉ sử dụng các thuốc nhuận tràng được bác sỹ kê đơn.

Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ có vấn đề khác với nhu động ruột hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa.

Ngoài ra, có một vài bệnh có thể dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh như chứng suy giáp, xơ nang, và một vài bệnh khác, tuy nhiên thông thường những bệnh này sẽ kèm theo các triệu chứng liên quan và một số biểu hiện như tăng cân kém. Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đi khám và điều trị căn nguyên bệnh.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón có thể là do nguồn sữa của mẹ thời điểm đó khiến trẻ bị nóng, khó tiêu hóa vì vậy mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn của mình, nếu sử dụng các thuốc, vitamin khác cần lắng nghe tư vấn của chuyên gia.

Đồng thời, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung cho trẻ thêm lợi khuẩn đường ruột giúp tăng cường tiêu hóa, phòng và loại trừ các chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,…

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc