Phân trẻ sơ sinh có mùi chua: Bất thường hay Bình thường?

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua có thể là do vấn đề rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc các bệnh về đường tiêu hóa khác,…”

Nếu để tình trạng trẻ đi ngoài có mùi chua kéo dài có thể khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển, dễ sinh bệnh. Vì vậy, khi phát hiện tình trạng trẻ đi ngoài phân có mùi chua, sủi bọt thì cần có biện pháp xử lý sớm, tránh để quá muộn ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Đối với con trẻ, thông qua việc quan sát phân, các bậc phụ huynh có thể đánh giá được phần nào tình trạng sức khỏe của con. Các nội dung sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua là bất thường hay bình thường?Phân trẻ sơ sinh có mùi chua là bất thường hay bình thường?

I. Quan sát phân trẻ để phát hiện bất thường

Đối với cha mẹ chưa có kinh nghiệm thì cần nhận biết được tình trạng của trẻ thông qua phân khi đi ngoài. Một số dấu hiệu đi ngoài sau đây có thể giúp các mẹ nhận biết được con mình có bị bệnh hay không:

Lượng đường trong sữa mẹ cũng là nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chuaLượng đường trong sữa mẹ cũng là nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

– Bé đi ngoài ít, phân xanh sẫm, hơi nhầy, đồng thời trẻ quấy khóc khi ăn thì có thể do bé bị đói.

– Phân màu trắng, nhạt có thể liên quan đến vấn đề hoặc trẻ sơ sinh bị tắc ống mật.

– Phân nhầy, màu xanh: Thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cũng có thể nguyên nhân là do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.

– Phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi 3,4 lần/ ngày: Mẹ nên kiểm tra xem có phải do bé bị lạnh bụng khi ngủ không.

– Phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: Có thể là do trẻ ăn quá nhiều.

– Bé đi ngoài phân sống, có bọt do ăn nhiều chất đường và chất bột.

– Trẻ đi ngoài có mùi chua có thể là vấn đề rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột, các bệnh đường tiêu hóa khác,…

– Bé đi phân lỏng toàn nước, khoảng 10 lần trở lên trong 1 ngày nên đưa trẻ đi khám xem có phải bị ngộ độc thức ăn hay không.

– Phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ bé có thể bị bệnh tả.

– Bé đi ngoài phân lỏng có mùi chua nhiều lần, phân nước có lẫn chất nhầy, bé nôn nhiều và khóc thét từng cơn thì có thể do bị lồng ruột.

– Bé đi tiêu khó, phân cứng và ít là do bé đang bị táo bón.

Thông tin chi tiết về bệnh của trẻ thông qua màu phân sẽ được giới thiệu đầy đủ với bạn sau. Riêng trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn cách nhận biết và xử l khi phát hiện trẻ đi ị có mùi chua.

II. 4 Nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Thông thường, ngày đầu sau khi chào đời, phân su của trẻ sẽ có màu xanh đen, dính và sệt, nó được tạo thành từ chất nhầy, nước ối và tất cả những gì trẻ đã tiêu hóa khi còn nằm trong bụng mẹ.

Nhưng trong khoảng ba ngày tiếp theo sau chào đời, vì bú sữa mẹ, phân của trẻ sẽ dần thay đổi. Phân có màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu vàng, có thể có mùi hơi ngọt hoặc ít thấy mùi, lỏng sệt, thỉnh thoảng có thể lợn cợn hoặc vón cục.

Nhưng nếu ba mẹ phát hiện trẻ đi ngoài có mùi chua, lỏng, sủi bọt thì có thể do 2 nguyên nhân:

1. Trẻ không tiêu hóa hết

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua

Cụ thể, do lượng đường trong nước uống hay sữa của trẻ không được tiêu hóa hết, dẫn đến đường ruột, dạ dày trẻ bị kích ứng.

2. Quá nhiều tinh bột trong chế độ ăn dặm ở trẻ

Với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm, chế độ ăn dặm của trẻ quá nhiều tinh bột hoặc lượng tinh bột này chưa đủ chín, hệ tiêu hóa của trẻ chưa “xử lí” hết, có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ, phân trẻ xuất hiện nhiều bọt, có mùi chua.

Phân của trẻ sơ sinh có mùi chuaTrẻ ăn quá nhiều tinh bột. 

Ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì có thể do mẹ ăn quá nhiều tinh bột ảnh hưởng đến sữa từ đó tác động đến đến hệ tiêu hóa của trẻ khiến bé sơ sinh đi ngoài có mùi chua.

3. Loạn khuẩn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Loạn khuẩn, nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân điển hình gây rối loạn tiêu hóa khiến trẻ đi ngoài, phân bất thường, có mùi chua, nhầy, sủi bọt, nhiều trường hợp gây sốt.

Trẻ đi ngoài có mùi chua và nhầy

Lúc này, cần đưa ngay trẻ đến phòng khám uy tín hoặc bệnh viện nhi chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời nhất.

4. Trẻ dùng kháng sinh

Trường hợp trẻ phải dùng kháng sinh kéo dài làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây đại tiện bất thường.

Phân bé sơ sinh có mùi chuaBé bị rối loạn tiêu hoá khi dùng kháng sinh

Một trong những triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là phân có mùi chua, một vài trường hợp đi ngoài ra có nhầy, sủi bọt,…vì vậy cha mẹ hết sức lưu ý.

III. Trẻ đi ngoài có mùi chua có sao không?

Mặc dù phân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua là bất thường, nhưng nếu mỗi ngày, trẻ vẫn đi ngoài khoảng 3 lần, cân nặng vẫn tăng đều, thì đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại nhiều

Phân trẻ lỏng, có mùi chua thì có thể sử dụng men tiêu hóa, cốm vi sinh để hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ, nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Bé sơ sinh đi ngoài có mùi chuaNếu trẻ vẫn ăn ngon ngủ tốt thì không đáng lo ngại

Nhưng nếu phân trẻ sơ sinh nhà bạn có mùi chua, thối nhiều, kèm phân sủi bọt, nhầy nhớt, đi ngoài hơn 3 lần/ ngày, có thể trẻ bị tiêu chảy cấp, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, gặp bác sĩ ngay, để được xử lí kịp thời.

Thông thường, phân của bé thải ra trong vòng ba, bốn ngày sau khi sinh gọi là phân su, có dạng dính quánh màu lục đen. Càng về sau, theo những thức ăn chính thức khác nhau của bé, tính chất của phân cũng khác nhau.

– Em bé sau khi sinh chỉ được nuôi bằng sữa mẹ thì phân thường chuyển sang dạng cao mềm có màu vàng tươi. Hàng ngày đại tiện từ 2-4 lần.

Phân của trẻ nuôi nhân tạo (bằng sữa bò, sữa dê là chính) nói chung có màu vàng hoặc màu nâu đất, hơi cứng hơn so với phân của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, hơi có mùi thối, hàng ngày đi từ 1 – 2 lần.

Phân của trẻ nuôi hỗn hợp (sữa mẹ không đủ, phải dùng thêm các loại sữa hoặc các thực phẩm thay sữa) nhiều hơn phân của trẻ nuôi nhân tạo, nói chung có màu vàng hoặc nâu nhạt, mềm, mùi khá thối, đi hàng ngày từ 1 – 2 lần.

Mỗi trẻ sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau, có những trẻ chỉ đi 1 lần/ngày, có trẻ 3 – 4 lần và có trẻ đi tới 5 – 7 lần/ngày. Nhưng nếu trẻ vẫn lên cân, bú/ăn, ngủ bình thường, không ốm, sốt  thì cha mẹ có thể yên tâm.

Phân có mùi chua ở trẻ sơ sinhTính chất phân của trẻ cũng tùy thuộc vào thức ăn được nạp vào

Chỉ cần chú ý cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, cẩn trọng trong quá trình lựa chọn các loại thực phẩm an toàn cho hệ tiêu hóa của bé để cải thiện tình trạng hấp thu tốt hơn.

IV. Mẹ cần làm gì khi phát hiện phân bé có mùi chua?

Rất nhiều cha mẹ đã hiểu sai về hiện tượng đi ngoài của trẻ. Cha mẹ thường cho rằng trẻ bị rối loạn tiêu hóa bình thường nên đã tự chữa trị tại nhà bằng cách sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, dùng thuốc kháng sinh,…

Chính điều này đã khiến cho tình trạng tiêu chảy của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn. Do vậy, đối với từng độ tuổi và nguyên nhân bệnh sẽ có những giải pháp xử lý thích hợp.

1. Trẻ dưới 02 tháng tuổi

Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, khi trẻ đang trong giai đoạn bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì biện pháp tốt nhất là mẹ bé nên hạn chế ăn tinh bột và các thực phẩm chứa nhiều đường. Bởi những thực phẩm kể trên là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài có mùi chua đấy.

Trường hợp trẻ đang uống sữa ngoài (vì mẹ không đủ sữa cho trẻ bú hoàn toàn), thì mẹ nên ngừng ngay loại sữa đang cho trẻ bú, nên đưa trẻ đến bác sĩ dinh dưỡng để chọn được loại sữa phù hợp nhất với trẻ.

2. Đối với Trẻ dưới 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn

Trong giai đoạn này, nếu phân trẻ sơ sinh có mùi chua, sủi bọt thì nguyên nhân bắt nguồn là từ sữa mẹ do hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm nên khi tiếp nhận sữa có các chất không phù hợp sẽ bị tiêu chảy và phân  có mùi.

Bé đi ngoài phân lỏng có mùi chuaMẹ cho con bú cần thay đổi chế độ ăn

Do vậy mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như sữa chua, cháo, bánh mỳ, rau củ quả và hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ chiên nấu nhiều lần…

3. Đối với trẻ uống sữa công thức

Khi mới bắt đầu uống sữa công thức, trẻ có thể sẽ bị đi ngoài khoảng 2-3 ngày do sữa có nhiều chất nên trẻ chưa hấp thụ được hết. Nhưng nếu thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua sủi bọt kéo dài mẹ cần đổi loại sữa khác phù hợp hơn cho con.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài có mùi chuaTrẻ uống sữa công thức.

4. Trẻ đang trong quá trình ăn dặm

Cha mẹ cần điều chỉnh cho trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Khẩu phần ăn của trẻ nên hạn chế dầu mỡ, chất béo. Đồng thời bổ sung các loại rau, hoa quả để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể luộc cà rốt, ép lấy nước cho trẻ uống để làm giảm tình trạng đi ngoài.

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua và lỏngTrẻ ăn dặm

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế ăn dầu mỡ, chất béo, xem xét kĩ lưỡng vấn đề an toàn vệ sinh những thực phẩm mẹ ăn, hay vệ sinh những món đồ trẻ tiếp xúc hàng ngày.

5. Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột

Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột có thể do các nguyên nhân như dùng kháng sinh, chế độ ăn uống chưa phù hợp… Để khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài phân nhầy có mùi chua do nhóm nguyên nhân này, mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho trẻ để hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu các triệu chứng không giảm, kéo dài hoặc kèm theo biểu hiện lạ, mẹ cần cho bé đi khám để điều trị phù hợp.

Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa thể hấp thu được hết tất cả các dưỡng chất có trong thức ăn, nên tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua gặp khá phổ biến, tuy nhiên ba mẹ không nên chủ quan. Ba mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ, ở mức độ nhẹ có thể xử lý tại nhà, nhưng nếu tình trạng không cải thiện hoặc trẻ có các dấu hiệu bất thường khác, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

3.5/5 - (2 votes)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc