Trẻ ăn dặm bị nôn trớ – đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?

Ăn dặm giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn để trẻ phát triển khỏe mạnh, tuy nhiên rất nhiều mẹ buồn phiền, lo lắng vì trẻ ăn dặm bị nôn trớ. Hiểu được nỗi lo lắng của các mẹ, xin được thông tin đến mẹ những nội dung sau đây hi vọng các bé ăn dặm sẽ không bị nôn trớ nữa.

I. Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị nôn trớ

1. Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng nôn trớ khi ăn dặm là cho trẻ ăn dặm quá sớm.

Thời gian phù hợp nhất để cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi (có nhiều trường hợp trẻ phải ăn dặm từ 4 tháng tuổi), không nên cho bé ăn dặm trước thời gian này vì ruột bé còn non nớt, chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương do phải tiêu hóa thức ăn quá cứng, bên cạnh đó phản xạ đẩy lưỡi cản trở việc đưa thức ăn vào họng cùng với cơ chế nuốt chưa hoàn thiện, khả năng nhai chưa tốt dẫn đến nôn trớ khi ăn dặm.

Bé ăn hay bị nhợnTrẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng dễ gặp phải những trục trặc tiêu hóa

Ngược lại khi cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé vì sữa mẹ và sữa công thức không còn đủ cho nhu cầu năng lượng rất lớn lúc này.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị thiếu sắt, hơn nữa việc trì hoãn ăn dặm tới sau 6 tháng có thể khiến trẻ phản kháng, không chịu ăn thức ăn đặc dẫn đến nôn trớ khi ăn dặm.

2. Thức ăn không phù hợp khiến trẻ bị nôn trớ khi ăn dặm

Việc mẹ cho con ăn bổ sung không đúng cách hoặc thức ăn không phù hợp cũng có thể khiến trẻ ăn dặm bị nôn trớ và chậm tăng trưởng.

Trong thời gian này mẹ nên kiên trì nhẹ nhàng với bé, thay đổi đa dạng các loại thực phẩm,… Bên cạnh đó cũng không nên ép bé ăn, thời gian ăn không quá 30 phút/bữa, nên tăng thêm bữa cho bé khi không đủ khẩu phần.

Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá lạ, chế biến cầu kì hoặc quá nhiều mùi vị. Cha mẹ nên cho bé ăn bột hoặc cháo cùng các loại rau củ và tôm – thịt – cá kèm một ít dầu ăn dành riêng cho trẻ.

( >> Xem thêm: Chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng )

II. Hướng dẫn mẹ cách cho bé ăn để tránh nôn trớ

Các mẹ có thể tham khảo một số cách sau cho bé hay bị nôn trớ ăn để hạn chế tình trạng này:

– Để giảm bớt tình trạng này cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày của trẻ, mỗi bữa chỉ ăn 30- 40ml, có thể 1 giờ lại cho bé ăn 1 lần.

Trẻ ăn dặm bị nôn trớTrẻ bị nôn trớ

– Khi trẻ bú mẹ xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. Những lúc cho trẻ bú bình thì lưu ý sao cho sữa ngập núm vú để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

– Nên cho trẻ bú bên trái trước sau đó, chuyển bé sang bên phải. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng chảy xuống dạ dày mà không gây trào ngược.

– Không nên cho bé bú quá lâu, trung bình 10 phút cho bên bầu vú thứ nhất và 20 phút cho bên thứ hai, bú trên 30 phút không có lợi cho bé.

– Có thể cho bé uống thêm kẽm theo chỉ định của bác sỹ vì thiếu kẽm cũng là nguyên nhân nôn trớ và biếng ăn ở trẻ. 

– Nên tập cho bé ăn nhiều hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết. Có thể xay các loại hoa quả như na, bơ, xoài, chuối… trộn vào sữa chua cho trẻ ăn.

( >> Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa sau khi mổ ruột thừa có nguy hiểm không? )

Ngoài vấn đề bé ăn dặm bị nôn trớ thì một số vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng cũng rất dễ gặp trong thời điểm này do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu. Các mẹ cần theo dõi bé thường xuyên để có hướng xử trí phù hợp.

3.7/5 - (3 votes)

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc