Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, Cách điều trị
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khiến trẻ dễ mất nước, mệt mỏi, kém ăn, chính là nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Điều cần làm là mẹ cần hiểu biết về chứng rối loạn tiêu hóa trẻ sơ sinh để biết được hướng điều trị phù hợp cho trẻ.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn,…
Mục lục
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là gì?
Như chúng ta đều biết, hệ miễn dịch, nhất là hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn rất non yếu, chưa thể đủ sức để chống lại những tác nhân gây hại xâm nhập, vì vậy đây là đối tượng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, dạ dày, trong đó có chứng rối loạn tiêu hóa.
Bé sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là do các vòng cơ của hệ tiêu hóa co bóp không đồng đồi khi chịu tác dụng của các tác nhân bên ngoài như thức ăn, thuốc, nước uống, dẫn đến hiện tượng trẻ đi ngoài không bình thường.
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn không quá nguy hiểm nhưng ở trẻ sơ sinh thì mẹ cần đặc biệt lưu ý. Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của trẻ mà còn khiến trẻ mất nước, nôn ói, không ăn uống được, suy dinh dưỡng, thậm chí có những trẻ bị tiêu chảy kéo dài, mất nước dẫn đến tử vong.
Tham khảo thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có đặc điểm gì?
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ
Nôn trớ là biểu hiện thường gặp nhất ở những trẻ dưới 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa. Đây là thời kì trẻ đang bú mẹ nên tình trạng này còn xảy ra thường xuyên hơn, có thể chỉ do thói quen, tư thế cho bé bú không đúng cách của mẹ.
Nếu cho bé bú quá no, cữ bú gần trong khi dạ dày trẻ còn quá bé, hay mẹ cho bé nằm ngang, khiến cho sữa trào ngược lên trên miệng hoặc khi trẻ không ngậm hết núm vú cũng khiến trẻ nuốt vào hơi, gây nên tình trạng nôn ói.
Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy
Hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu nên nguồn sữa lạ cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Mẹ có thể nhận ra trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy thông qua số lần đi ngoài của trẻ, thông thường trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ và uống sữa là chính nên số lần đi ngoài cũng khá nhiều.
Mẹ hãy chú ý theo dõi xem con mình có đi ngoài nhiều hơn bình thường không, chất lượng phân như thế nào? Thông thường đối với những trẻ bị tiêu chảy phân sẽ lỏng hơn rất nhiều, tùy theo từng mức độ của bệnh phân có thể nát hoặc chỉ chứa mình nước.
Trẻ sơ sinh có biểu hiện đau bụng
Đây là triệu chứng rất phổ biến do rối loạn tiêu hóa ở trẻ giai đoạn sơ sinh. Trẻ thường gặp phải các cơn đau bụng, có thể là đau đột ngột, quặn thắt hoặc đau âm ỉ kép dài trong nhiều giờ.
Trẻ chán ăn, bỏ bú
Hệ tiêu hóa gặp bất ổn khiến cho trẻ luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, bỏ bú. Bình thường một ngày trẻ sơ sinh phải bú rất nhiều lần nhưng đột nhiên bé bú rất ít, thậm chí khóc ngặt khi mẹ cho bú.
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa có gì khác?
Ở trẻ sơ sinh, nguồn thức ăn hoàn toàn là từ sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức). Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi này chủ yếu là do trẻ không hấp thu hết, cách cho ăn không khoa học, chọn loại sữa không phù hợp, do chế độ ăn của mẹ. Bên cạnh đó, một số trẻ phải dùng kháng sinh trị bệnh cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ ở độ tuổi lớn hơn, đặc biệt là giai đoạn ăn dặm và giai đoạn mới đi lớp rất hay gặp phải các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, phân sống, đầy bụng,…
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do ăn dặm quá sớm, ăn dặm sai phương pháp, chế độ ăn không phù hợp, trẻ thay đổi môi trường sống (trẻ đi lớp). Dùng kháng sinh cũng là một nguyên nhân tương tự như trẻ ở giai đoạn sơ sinh gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Cách điều trị trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi bị rối loạn tiêu hóa
Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh, nguyên nhân bệnh nên phương pháp điều trị cũng đa dạng để phù hợp với từng trường hợp. Đối với trẻ sơ sinh, rối loạn tiêu hoá ở trẻ 1 tháng tuổi mọi cách điều trị đều phải thật cẩn trọng.
Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh không thể giải quyết bằng cách đơn giản là ăn nhiều chất xơ như người lớn. Đối với những trẻ đang bú mẹ nên cho trẻ bú bình thường, thậm chí nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trong sữa mẹ có chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể tốt cho trẻ.
Đối với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên hạn chế sữa động vật và đường lactose, vì sữa có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn cho thể cho bé uống sữa với điều kiện pha loãng ra. Cho trẻ uống từ từ, từng chút một. Mẹ nên chú ý chọn loại sữa có nhiều chất xơ cho trẻ và không nên đổi sữa cho con liên tục, vì điều này dễ làm cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Để bù nước và chất điện giải cho trẻ sơ sinh, mẹ cần tăng thêm cữ bú và lượng sữa bú trong mỗi cữ, tức cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Trường hợp bé bị nôn ói nhiều và mất nước nghiêm trọng thì cần phải truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
Nếu bé bị táo bón hãy pha sữa lỏng hơn theo hướng dẫn một chút. Ngoài ra mẹ cần ăn nhiều rau xanh và đồ mát để bé dễ đi ngoài hơn.
Ngoài việc sớm áp dụng những cách chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng nguồn nước sạch đã được đun sôi để pha sữa cho bé. Các dụng cụ như bình, thìa pha sữa phải được rửa sạch sẽ và ngâm qua nước sôi rồi để cho thật khô trước khi sử dụng lại.
- Cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ
- Không cho bé mút tay hoặc ngậm đồ chơi dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.
- Tránh sử dụng kháng sinh cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc cho trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa được lưu truyền như dùng búp ổi, hồng xiêm xanh, gừng tươi… Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cách này cho con mình, đặc biệt khi bé còn quá nhỏ sẽ rất nguy hiểm.
Đối với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi, rối loạn tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả cho bé.
Ở những trẻ lớn hơn, việc điều trị rối loạn tiêu hóa cũng dễ dàng hơn. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống nước điện giải cùng chế độ ăn uống khoa học, tránh tình trạng để trẻ mất nước nặng.
Khác với điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, trẻ ở độ tuổi lớn hơn nếu bị táo bón, mẹ có thể tăng cường cho trẻ uống nước, ăn nhiều rau xanh, quả chín, chọn loại thức ăn có nhiều chất xơ, đồng thời tăng cường vận động cho trẻ.
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên bổ sung men vi sinh cho con. Men vi sinh khi đi vào cơ thể giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi tại đường ruột, tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh và tiết độc tố.