Dấu hiệu nhận biết và giải pháp cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ

Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy và những lưu ý mẹ tuyệt đối không được lơ là

Tại sao trẻ bị táo bón và bí kíp trị táo “gia truyền” của nhiều bà mẹ Việt

Đang “tuổi ăn, tuổi lớn” nên hệ tiêu hóa của con còn rất non nớt, thường hay gặp các vấn đề rối loạn. Trong đó, đi ngoài phân sống là vấn đề thường gặp nhất. Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân vì sao và giải pháp nào tốt nhất cho con? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu cụ thể nhé.

 

Dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị đi ngoài phân sống

Mẹ hãy để ý phân của con, nếu thấy những dấu hiệu này trùng hợp thì có thể bé đã bị đi ngoài phân sống:

  • Bé đi ngoài nước riêng, phân riêng, phân lỏng hơn bình thường.
  • Phân chứa các hạt lợn cợn kèm theo chất nhầy. Đôi khi, có nhiều loại thực phẩm bé ăn từ trước đó nhưng không tiêu hóa được, chẳng hạn mẹ có thể nhìn thấy cả rau củ, hạt ….
  • Màu sắc của phân sẽ ngả từ vàng sang xanh

phan-song

Nhưng nếu bé có những biểu hiện còn hơn thế nữa, bao gồm:

  • Kèm những biểu hiện trên, đi ngoài nhiều lần, đặc biệt là từ 6 lần trở lên
  • Bé lười bú, lười ăn, mệt mỏi, môi khô
  • Trong phân có lẫn máu tươi và nhiều nước
  • Có các biểu hiện nóng sốt, nôn ói

thì mẹ nên đưa bé đi bệnh viện ngay, vì rất có thể bé đang bị tiêu chảy cấp, rất nguy hiểm.

Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy và những lưu ý mẹ tuyệt đối không được lơ là

Tại sao con lại bị đi ngoài phân sống?

Mẹ đã rất chăm chút vệ sinh ăn uống cho con nhưng vẫn không tránh được tình trạng đi ngoài phân sống. Vậy “thủ phạm” gây nên rất có thể là do:

  • Bé đang dung nạp quá nhiều chất đạm và chất béo vào trong cơ thể. Mẹ cứ nghĩ rằng cho ăn nhiều chất đó sẽ giúp con mau lớn, nhưng vô tình lại đang làm hại cho hệ tiêu hóa của con. Chế độ ăn uống thừa đạm, chất béo sẽ làm mất sự cân bằng các nhóm dinh dưỡng, khiến cho hệ tiêu hóa không được ổn định, tạo áp lực lớn cho đường tiêu hóa, bé không thể tiêu hóa và hấp thu hết gây ra tình trạng phân sống.
  • Mẹ cho bé ăn dặm sớm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, độ tuổi ăn dặm thích hợp cho bé là ngoài 6 tháng tuổi, việc cho bé ăn sớm sẽ khiến hệ tiêu hóa non nớt không dung nạp hết, gây tình trạng đi ngoài lợn cợn, có mùi chua.
  • Cho bé ăn quá nhiều. Mẹ nào cũng muốn con khỏe mạnh, tăng cân đều nên mỗi bữa ăn đều có tâm lý cho bé ăn thật nhiều.  Mẹ cần biết rằng dinh dưỡng chính mà trẻ hấp thu được giai đoạn dưới 1 tuổi vẫn là sữa. Việc ăn quá nhiều trong bữa ăn dặm sẽ khiến bé giảm nhu cầu uống sữa, tức là vô tình mẹ đang thay thế một nhóm thực phẩm khó tiêu hơn với lượng nhiều hơn khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn trong khi lượng dưỡng chất hấp thu được chưa chắc đã đảm bảo. Do sử dụng nhiều kháng sinh nên hệ tiêu hóa của con bị tổn thương. Trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn kháng sinh có vai trò rất quan trọng. Nhưng bên cạnh tác dụng chữa bệnh nó lại mang lại hệ quả cho đường tiêu hóa. Kháng sinh tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột khiến niêm mạc ruột tổn thương và gây ra tình trạng phân sống.

  • Một vài trường hợp nhỏ, con bị đi ngoài phân sống do chức năng của gan kém hoặc do tắc ống dẫn mật.
  • Và một lý do mà hầu hết các mẹ không ngờ đến chính là hiện tượng loạn khuẩn đường ruột do chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé. Khi các bé bước vào giai đoạn lẫy lật, tập bò, tập đi, bé có thể lăn lê khắp nơi, sục sạo mọi ngõ ngách và vô tình tiếp xúc với các đồ vật không đảm bảo vệ sinh rồi đưa lên miệng, đây là nguồn lây nhiễm vi khuẩn gây loạn khuẩn đường ruột khiến bé rối loạn tiêu hóa. Tướt lẫy hay tướt lật mà các bà các mẹ vẫn nói chính từ nguyên nhân này mà ra.

Khi con bị đi ngoài phân sống, mẹ cần làm gì ngay?

Đừng để đi ngoài phân sống khiến con mệt mỏi, còi cọc và chậm lớn. Ngay từ khi có những dấu hiệu trên, mẹ cần:

  • Tạm thời ngừng không cho con ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hay đồ tanh như tôm, cua, cá, lươn… cho đến khi đi ngoài bình thường trở lại. Hạn chế nấu những món khó tiêu như ngô, đồ ăn nhanh, nước ngọt có nhiều đường.
  • Khuyến khích mẹ bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa như cà rốt, bí đỏ, khoai tây, thịt bò, thịt gà….. Mẹ nên nấu nhừ hoặc băm nhỏ thức ăn cho con, mỗi bữa không nên ép ăn quá nhiều
  • Chú ý hơn vào vệ sinh, chế độ ăn ngủ của con. Theo dõi nếu con có thêm tình trạng nôn mửa, nóng sốt thì mẹ nên cho bé đi viện.

  • Trong trường hợp nặng, bố mẹ nên cho con đi viện để khám và xét nghiệm. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.

Đối với những bé bú mẹ hoàn toàn từ 0 đến 6 tháng tuổi, nếu đi ngoài có những dấu hiệu trên thì mẹ không cần quá lo lắng. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, con sẽ thường đi ngoài một ngày 4 – 5 lần, sau đó sẽ tự giảm và đi bình thường theo cữ nhất định.

Với các con đang trong độ tuổi ăn dặm, từ 6 tháng đến 3 tuổi nếu mẹ thấy có dấu hiệu bị đi ngoài phân sống thì nên tuân thủ các giải pháp trên. 

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về sản phẩm, mẹ gọi điện trực tiếp đến hotline: 18001125 (tổng đài miễn phí), mẹ nhé!

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc