Massage bụng cho trẻ sơ sinh – Giảm thiểu táo bón, đầy hơn hiệu quả!

Massage bụng cho trẻ sơ sinh là phương pháp được rất nhiều bà mẹ áp dụng, giúp các bé cảm thấy thoải mái, phòng ngừa được 1 số triệu chứng như: Táo bón, khó tiêu, đầy hơi,… Bên cạnh đó, việc massage còn giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định hơn. Trong bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết, giúp các mẹ hiểu rõ hơn về công dụng của massage vùng bụng, cũng như các bước mát xa để bé thoải mái nhất!

I. Công dụng của việc massage bụng cho trẻ sơ sinh

Massage bụng (masage dạ dày) được đánh giá là phương pháp mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, có thể kể tới như:

– Giảm chứng táo bón: Mát xa bụng cho trẻ sơ sinh có thể giúp thư giãn dạ dày, tăng cường nhu động ruột hay lưu thông tuần hoàn trong cơ thể,  từ đó kích thích tiêu hóa và giảm táo bón.

massage bụng cho trẻ sơ sinh

Massage bụng cho trẻ sơ sinh giúp bé giảm táo bón, đầy hơi, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Giảm tình trạng đầy hơi: Massage bụng hỗ trợ tốt cho quá trình trao đổi chất, giảm thiểu tối đa quá trình tích tụ chất thải, nhờ đó, bé sẽ không còn cảm thấy bị đầy hơi, chướng bụng.

– Cải thiện chức năng tiêu hóa: Các động tác mát xa sẽ  kích thích tăng tiết dịch tiêu hóa của các cơ quan như: Gan, mật, lá lách. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh và suôn sẻ hơn.

– Giảm đau bụng: Khi mát xa bụng, cơ thể của trẻ sẽ giải phóng endorphins – Một loại chất giảm đau tự nhiên của cơ thể. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể massage để làm dịu cơn đau khi bé bị đau bụng.

II. Các động tác massage bụng giúp bé dễ đi cầu

Để giúp bé có thể đi cầu dễ dàng hơn, các mẹ có thể tham khảo ngay 1 số động tác massage được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây. Các động tác này đều đã được chuyên gia kiểm định về độ an toàn, hiệu quả cho hệ tiêu hóa của trẻ.

1. Massage xoắn ốc kim đồng hồ cho trẻ hay táo bón

Động tác massage bụng theo hình xoắn ốc giúp bàn tay của mẹ có thể tác động tối đa vào phần bụng của bé, điều này giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn.

Có thể thấy, đây được xem là động tác mát xa vô cùng phù hợp với những trẻ hay mắc các chứng bệnh về táo bón, khó tiêu. Để massage theo dạng xoắn ốc, các mẹ có thể thực hiện theo các bước sau đây:

matxa bụng cho trẻ sơ sinh

– Các mẹ dùng ngón trỏ gần với rốn của trẻ, sau đó di chuyển nhẹ nhàng dạng xoắn ốc (cùng hướng kim đồng hồ) đến phần mép bụng.

– Khi tiến hành, mẹ hãy bắt đầu từ một ngón tay nhẹ nhàng, đến toàn bộ lòng bàn tay và nhẹ nhàng ấn.

– Sau cùng, hãy áp tay lên bụng bé để kết thúc, hơi ấm của bàn tay sẽ giúp xoa dịu cơn đau vùng bụng của bé.

– Ngoài ra, mẹ cũng có thể di chuyển tay theo hình tròn, cùng với chiều kim đồng hồ. Nghĩa là mẹ sẽ di chuyển dọc theo khung đại tràng, cùng chiều đường tiêu hóa và giúp phân di chuyển dễ dàng bên trong lòng ruột.

Với động tác này, mẹ nên thực hiện liên tục khoảng 10 lần để đem lại hiệu quả tối đa.

2. Động tác massage tư thế nhảy để bé dễ đi ị

Massage theo tư thế nhảy được đánh giá là động tác vừa đem tới sự thích thú, vui vẻ cho bé, vừa giúp cho các cơ quan tiêu hóa hoạt động ổn định. Với động tác này, mẹ hoàn toàn có thể chơi đùa cùng bé ngay trong thời điểm áp dụng.

mát xa bụng cho trẻ sơ sinh

Các bước massage bụng theo tư thế nhảy cho bé bao gồm:

– Mẹ giữ lấy hai chân của trẻ.

– Nhẹ nhàng đẩy đầu gối của bé chạm rốn.

– Sau đó từ từ duỗi thẳng chân của bé ra như kiểu trẻ đang nhảy vậy.

Lặp lại động tác khoảng 10-15 lần để giúp hệ tiêu hóa của trẻ được vận hành trơn tru.

3. Phương pháp cho ngón chân bé chạm mũi

Gót chạm mũi là tư thếMassage giúp kích thích ruột non ở trẻ, ngoài công dụng hỗ trợ việc đi ngoài trở nên dễ dàng, động tác cũng  giúp xương của bé được dẻo dai hơn.

Các bước massage theo phương pháp gót chân chạm mũi cho bé bao gồm:

massage bụng cho bé

– Đặt hai bàn chân của trẻ sao cho lòng bàn chân chạm vào nhau.

– Giữ yên ở tư thế này đồng thời đẩy nhẹ chân về phía mũi sao cho bé thoải mái nhất.

Để động tác này phát huy hiệu quả tối đa, mẹ có nên lặp lại khoảng 15 đến 20 lần cho bé.

Ảnh 4: Động tác massage ngón chân bé chạm mũi.

4. Massage bụng cho bé bị đầy hơi theo dạng vòng xoắn

Khi bắt gặp trẻ xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ nóng, các mẹ cũng có thể massage bụng cho bé theo dạng vòng xoắn theo các bước sau đây:

massage bụng cho bé dễ đi cầu

– Uốn cong đầu gối hoặc duỗi thẳng chân của trẻ.

– Từ từ đưa hông của trẻ từ bên này sang bên kia.

– Lưu ý luôn giữ cho nửa phần người trên của trẻ ở trên mặt phẳng.

Lặp lại động tác massage bụng cho bé theo dạng vòng xoắn nhiều lần để giảm tình trạng đầy hơi và táo bón.

5. Cách mát xa kiểu vòng tròn chân cái

Mẹo cuối cùng trong các phương pháp massage bụng cho bé táo bón và đầy hơi chính là phương pháp massage vòng tròn chân cái, đây được xem là cách hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bé bị đầy hơi bé do nuốt phải không khí trong quá trình bú.

massage bụng cho bé bị táo bón

Với phương pháp này, các mẹ cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Trước tiên, mẹ xoa bóp phần lòng bàn chân, bàn tay bé với ngón chân cái của mẹ theo chuyển động tròn.
  • Với động tác này, tốt nhất mẹ nên thực hiện khi trẻ đang bú, vừa giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vừa khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

III. Một số lưu ý khi massage bụng cho bé

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé, tuy nhiên, trong quá trình massage vùng bụng, các mẹ cũng cần lưu ý tới một số vấn đề quan trọng sau đây:

1. Nên massage bụng cho trẻ sơ sinh khi nào?

Sau khi tắm hoặc lúc trước lúc đi ngủ được xem là 2 thời điểm “Vàng” để các mẹ có thể thực hiện các động tác Massage vùng bụng cho bé.

Theo các chuyên gia, việc massage vào thời điểm này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa phát triển, đồng thời giúp bé có 1 giấc ngủ ngon và sâu hơn.

mát xa bụng cho bé

Massage đúng thời điểm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý thời điểm massage bụng cho bé nên cách bữa ăn từ 1 – 2 tiếng.

2. Thời gian vừa đủ để massage bụng cho bé

Thời gian massage bụng cho bé lý tưởng nhất là kéo dài từ 15 -20 phút, với tần suất khoảng 2 lần/ngày. Tránh lạm dụng massage bụng cho trẻ trong thời gian dài và liên tục nhiều lần trong ngày.

Việc này có thể gây ra tác dụng ngược, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé.

3. Khi nào không nên massage bụng cho trẻ

Massage tuy đem lại nhiều công dụng, nhưng không phải thực hiện bất cứ lúc nào cũng có thể đem lại hiệu quả cao, thậm chí còn gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cụ thể, một số thời điểm các mẹ không nên massage bụng cho trẻ sơ sinh sẽ bao gồm:

– Khi bé đang no, vừa mới ăn xong

– Thời điểm trẻ đang khóc

cách massage bụng cho bé

– Da bé bị dị ứng, mẩn ngứa.

– Trên da có vết thương hở.

– Trẻ bị gãy xương khớp.

– Khi trẻ đang bị đau mô mềm.

4. Kết hợp massage và các thức ăn để bé dễ đi cầu

Song song với việc sử dụng các động tác massage bụng giúp trẻ sơ sinh dễ đi cầu,  với các bé đang bú, mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đa dạng và đủ dinh dưỡng.

Ngoài việc uống đủ nước, mẹ nên tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ để giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kích thích phân đào thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Các thực phẩm giàu chất xơ mẹ nên ăn gồm: quả mận, hạt chia, quả lê, đu đủ, quả nho, quả táo, yến mạch, quả sung, kiwi, rau chân vịt, khoai lang…

IV. Sản phẩm giúp bé cân bằng hệ tiêu hóa lâu dài, hiệu quả

Để giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, tuy nhiên, các mẹ cần bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Việc duy trì ổn định hệ vi khuẩn có lợi với hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong để phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho trẻ.

Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh giúp ngăn cản sự thâm nhập và phát triển vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng tự nhiên với các bệnh truyền nhiễm của đường tiêu hóa.

Do vậy, mẹ bổ sung khoáng chất có lợi có trong các thực phẩm hàng ngày và cả men vi sinh, để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột và giảm thiểu tình trạng táo bón, đầy hơi.

Với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, hẳn các mẹ đã được biết có nên mát xa bụng cho trẻ sơ sinh, đồng thời có những phương pháp massage bụng cho bé sơ sinh đúng cách. Chúc các bé yêu luôn có một sức khỏe tốt và một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vững vàng!

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc