Những điều cần biết về chứng sốt co giật ở trẻ nhỏ

Ở những năm đầu đời, trẻ nhỏ bị đôi ba lần ốm sốt là hết sức bình thường. Nhưng nhiều cha mẹ còn khá chủ quan, khi thấy con bị sốt cao, dẫn tới co giật mà không biết xử lý đúng cách, có thể khiến tình trạng của trẻ thêm trầm trọng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng sốt co giật ở trẻ nhỏ là như thế nào? biểu hiện ra sao? và cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật?

Những điều cần biết về chứng sốt co giật ở trẻ nhỏ

Những điều cần biết về chứng sốt co giật ở trẻ nhỏ

1. Sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là như thế nào?

Sốt cao ở trẻ nhỏ là bệnh lý thường gặp khi cơ thể trẻ bị nhiễm trùng bởi virus, vi khuẩn, cảm cúm, hay sau khi tiêm chích ngừa/ tiêm chủng các loại vắc xin.

Khi nhiệt độ thân nhiệt trẻ tăng cao từ 38 độ C, dễ xuất hiện kèm theo các cơn co giật, đặc biệt với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi tới 6 năm tuổi, từ 6 tuổi trở đi, trẻ ít bị co giật khi sốt hơn.

Cơn co giật hay diễn ra ngay trong vòng 24 giờ từ khi trẻ bắt đầu sốt.

Sốt cao gây co giật nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến bệnh động kinh cho trẻ sau này, tuy nhiên cha mẹ đừng quá lo lắng, sốt co giật không để lại biến chứng gì về thần kinh cho trẻ sau này, nó chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn một chút so với các trẻ khác mà thôi.

Trẻ sốt cao co giật thường gặp ở trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi.

Trẻ sốt cao co giật thường gặp ở trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi.

2. Biểu hiện của chứng sốt co giật ở trẻ nhỏ

Cha mẹ có thể nhận thấy con bị sốt co giật qua các biểu hiện:

  • Trẻ sốt cao, từ 38 độ C trở lên
  • Chân tay trẻ cứng lại, co quắp, co giật không tự chủ. Trẻ có thể khóc thét hoặc rên, nếu đang đứng hay ngồi dễ ngã vật ra, mặt mũi tím tái. Các cơn co giật chỉ kéo dài không quá 5 phút. Sau co giật, trẻ có thể lờ đờ chậm chạp hoặc ngủ thiếp đi.
  • Trẻ có thể có thêm các biểu hiện như: nôn ói, đi vệ sinh không tự chủ, sùi bọt mép, đồng tử lộn lên trên, mắt trắng dã.
Trẻ có thể khóc thét lên khi bị sốt co giật

Trẻ có thể khóc thét lên khi bị sốt co giật

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt trẻ liên tục, và mau chóng giúp hạ thân nhiệt cho trẻ bằng cách: di chuyển trẻ đến nơi rộng, thoáng khí, thay quần áo cho trẻ, dùng khăn mát chườm trán, lau người bằng khăn ấm, dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cao hơn 38 độ C, bù nước và điện giải bằng oresol (nhưng cần dùng theo chỉ định, sự tư vấn của bác sĩ).

Khi trẻ có dấu hiệu sốt kèm theo co giật, cha mẹ cần chú ý:

  • Không để bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, tránh trẻ bị nghẹn
  • Không cố giữ chặt chân tay trẻ, ôm chặt trẻ vào lòng vì có thể gây chấn thương xương khớp cho trẻ.
  • Nên đặt trẻ trên giường, bàn phẳng, ở tư thế nằm nghiêng sang một bên, đầu gối hơi chếch cao để con dễ thở và nhanh hồi phục hơn.
  • Bình thường, cơn co giật sẽ diễn ra trong 1-4 phút, sau đó sẽ kết thúc. Nhưng nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Sau mỗi lần sốt cao co giật, trẻ thường mệt và muốn ngủ nhiều. Do vậy, cha mẹ cần cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, nước ép hoa quả, cho trẻ ngủ đủ giấc để não bộ có thời gian nghỉ ngơi và nhanh hồi phục.

Hãy theo dõi thường xuyên nhiệt độ của trẻ khi trẻ bị số co giật

Hãy theo dõi thường xuyên nhiệt độ của trẻ khi trẻ bị số co giật

Trẻ nhỏ rất hay bị ốm sốt do nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch kém, hay phải dùng kháng sinh, khiến trẻ hay gặp các chứng rối loạn tiêu hóa. do đó, cha mẹ có thể lựa chọn cho con sử dụng mỗi ngáy để giúp tăng cường sức đề kháng cho con, phòng và hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn uống hấp thụ kém,… con bớt ốm sốt, khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 1125 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Rate this post

Bình luận (0)

Leave a Reply

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.


Danh sách nhà thuốc