Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tuổi và Cách điều trị
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tuổi nếu không phát hiện sớm và điều trị rất dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về cả thể chất và trí não, miễn dịch bị suy giảm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua bài viết sau đây.
Mục lục
Vì sao trẻ 3 tuổi bị rối loạn tiêu hóa?
Sức đề kháng yếu
Hệ tiêu hóa của trẻ 3 tuổi còn non yếu và khi sức đề kháng yếu, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… dễ xâm nhập và gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.
Do dùng kháng sinh
Khi kháng sinh đi vào cơ thể thì không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng sinh thái đường ruột, khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh gây tiêu chảy, đầy bụng, phân sống,…
Do nhiễm khuẩn thức ăn hoặc từ tay, đồ chơi
Môi trường vệ sinh kém, nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, tay, đồ chơi của trẻ bị nhiễm bẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột,…
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Do hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khi chế độ ăn của trẻ không hợp lý sẽ khiến các bé bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ bị biến chứng từ bệnh khác
Có thể kể đến viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi,…
3 Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tuổi
Để có biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn, trước tiên bố mẹ cần nhận biết được những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ trong giai đoạn này:
Trào ngược dạ dày thực quản
Biểu hiện rõ ràng nhất ở trẻ là bụng căng chướng, ợ hơi. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bụng trẻ căng to và dấu hiệu ợ hơi liên tục, đây là một triệu chứng tiêu biểu của chứng rối loạn tiêu hóa, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi.
Trào ngược dạ dày thực quản chính là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản. Biểu hiện là trẻ hay bị nôn trớ, hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên, khoảng 60% trẻ sẽ tự khỏi và 40% còn lại có nguy cơ bị kéo dài đến khi trẻ 4 tuổi.
Táo bón ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tuổi gây táo bón với biểu hiện số lần bé đại tiện ít hơn bình thường, phân to, cứng, gây đau và đôi khi có máu.
Tình trạng táo bón gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột, thủng ruột… Vì thế, cha mẹ cần xử trí sáng suốt, đồng thời ngay lập tức loại bỏ nguyên nhân gây táo bón.
Táo bón rất hay gặp ở trẻ nhỏ khi cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm lại ít chất khoáng, cũng có trường hợp do uống nhiều sữa bò, sữa bột. Sự thay đổi của các cơ bụng và thành ruột cũng là một nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ. Đồng thời, táo bón ở trẻ cũng hay xảy ra ở trẻ bị còi xương, sinh thiếu tháng….
Trẻ bị tiêu chảy
Ngược với táo bón, tiêu chảy khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tuổi là hiện tượng trẻ đi đại tiện ra phân lỏng như nước >3 lần/ ngày. Tiêu chảy kéo dài sẽ dấn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể gây tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, chán ăn, không chịu chơi, hay bị nôn trớ. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân có máu và chất nhầy.
Khi trẻ bị tiêu chảy, cần phải được bù điện giải ngay, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol và cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và nhiều lần trong ngày. Nếu tình trạng nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Trẻ chán ăn, ăn ít, mệt mỏi, suy dinh dưỡng
Ngoài những triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa điển hình nêu trên, ở nhiều trẻ còn có dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn ói…. ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ.
Lý do là tại thời điểm này, trẻ thường kém ăn, lười ăn do ăn vào lại nôn và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ luôn mệt mỏi, lười vận động, hay quấy khóc, suy dinh dưỡng.
Hậu quả là gì?
Nếu trẻ được điều trị rối loạn tiêu hóa kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn nhưng nếu chủ quan, không chữa trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương đường ruột mãn tính gây tái phát thường xuyên.
Khi đó, chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm, lượng thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa hoàn toàn, làm gia tăng nguy cơ các vi khuẩn có hại gây bệnh, hậu quả là trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về cả thể chất và trí não, miễn dịch bị suy giảm.
Khi đã rơi vào tình trạng này, trẻ lại càng dễ bị các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường tấn công, bao gồm cả nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Nên điều trị rối loạn tiêu hóa ở bé 3 tuổi như thế nào?
Theo BS Xuân, Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng, mức độ và thể trạng của từng trẻ để có phương pháp điều trị phù hợp. Hai hướng điều trị cơ bản dưới đây sẽ giúp bố mẹ đỡ lúng túng khi xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
Điều trị theo nguyên nhân
Cha mẹ cần xác định nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa để có biện pháp xử lý thích hợp:
– Nguyên nhân do thức ăn không phù hợp: Điều chỉnh lại chế độ ăn, đồng thời uống nhiều nước. Theo dõi các biểu hiện, nếu không đỡ phải đến ngay bác sỹ.
– Nếu là nguyên nhân do nhiễm khuẩn thức ăn: Cần đến ngay bác sỹ nhi khoa để được khám và điều trị rối loạn đường tiêu hóa.
– Do dùng kháng sinh: Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả lợi khuẩn khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng chính vì thế trẻ cần được bổ sung lợi khuẩn bằng các chế phẩm như sữa chua, men vi sinh,..
Hướng điều trị theo triệu chứng
Khi trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, cần phải được bù điện giải ngay, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol và cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và nhiều lần trong ngày. Nếu tình trạng nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Trẻ bị táo bón, đầy bụng, khó tiêu
Cần điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ và các món ăn dễ tiêu hóa giúp trẻ đại tiện dễ dàng hơn. Các thực phẩm giúp nhuận tràng như mồng tơi, rau lang, khoai lang,…
Có thể giúp trẻ mát xa vùng bụng nhẹ nhàng, tập bài tập đạp xe, uống nhiều nước ấm, tăng cường vận động… cũng là những biện pháp bổ trợ có hiệu quả khi trẻ bị táo bón.
Bé 3 tuổi bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc bù nước, điện giải, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn mềm loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức đề kháng chống lại bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị hao người, sút cân vì thiếu dinh dưỡng sau khi bị bệnh.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, hoặc táo bón, tiêu chảy nghiêm trọng bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và kịp thời chữa trị.
Để phòng bệnh, cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn.
Đồng thời, nên sử dụng thêm men vi sinh cho con theo từng đợt để phòng rối loạn tiêu hóa và dùng ngay trong những trường hợp tiêu chảy, táo bón chế độ ăn chưa phù hợp hay do phải sử dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
Muốn phòng tiêu chảy ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho các bé, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn.
Rối loạn tiêu hóa ở bé 3 tuổi, ngoài việc bù nước, điện giải, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn mềm loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức đề kháng chống lại bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị hao người, sút cân vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tuổi nói riêng và trẻ nhỏ nói chung do rất nhiều nguyên nhân gây ra (do miễn dịch, do chế độ dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, loạn khuẩn do dùng kháng sinh,…) vì thế cha mẹ nên tìm hiểu rõ những nguyên nhân này để có hướng xử lý sáng suốt.
Những triệu chứng táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, đầy bụng,… kéo dai nhiều ngày dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng – là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ không nên chủ quan và xử lý qua loa.
Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm, cách dùng, địa chỉ mua hàng gần nhất, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 18001125 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé các mẹ!
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.